Người "vác núi lật biển" (phụ sơn đảo hải - Tống sử) là danh hiệu người Tống dùng để chỉ Lê Hoàn từ sau khi họ thua về quân sự. Về ngoại giao, Lê Hoàn cũng rất khôn khéo và cứng rắn, nên người Tống càng e ngại, dè dặt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương ha:i NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP – phần 2 NGOẠI GIAO CỦA NGƯỜI "VÁC NÚI, LẬT BIỂN" Chương haiNGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP – phần 2II- NGOẠI GIAO CỦA NGƯỜI VÁC NÚI, LẬT BIỂNNgười vác núi lật biển (phụ sơn đảo hải - Tống sử) là danh hiệu người Tống dùng đểchỉ Lê Hoàn từ sau khi họ thua về quân sự. Về ngoại giao, Lê Hoàn cũng rất khôn khéovà cứng rắn, nên người Tống càng e ngại, dè dặt. Họ nhìn nhận Lê Hoàn như một nhânvật thật sự kiên cường, dũng mãnh, không biết sợ là gì, có thể làm những việc kinh thiênđộng địa. Đúng là Lê Hoàn giỏi về nhiều mặt: giỏi quân sự, giỏi nội trị, mà ngoại giaocũng rất giỏi.Riêng về ngoại giao, trong quan hệ với nhà Tống, Lê Hoàn thực hiện một chính sách vừamềm dẻo vừa cứng rắn; mềm dẻo để giữ vững hòa hảo giữa hai nước, nhưng cứng rắn đểhạn chế những thái độ hống hách, nước lớn của nhà Tống.Sau khi đánh thắng quân Tống, Lê Hoàn chủ động cho sứ sang Tống. Trong thời gian từnăm 982 đến 985, sứ thần hai nước, ta và Tống thường qua lại, nhưng Lê Hoàn không đảđộng gì đến việc trả tù binh cho Tống. Mãi tới năm 986, tức 5 năm sau khi chiến tranhkết thúc, Lê Hoàn mới chấp nhận giải quyết vấn đề t ù binh và báo cho Tống biết.Cuối năm 986, vua Tống cho hai quan văn là Lý Nhược Chuyết và Lý Giác sang ta đểnhận tù binh và mang sắc vua Tống phong Lê Hoàn chức Tiết độ sứ”. Sắc phong này chỉcó ý nghĩa là nhà Tống phải chính thức thừa nhận Lê Hoàn là người cầm quyền trị nướccủa ta và chịu từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta. Trên thực tế, Lê Hoàn vẫn là hoàng đế củamột nước độc lập, không phải tiết độ sứ của một địa phương nào của Tống.Lê Hoàn trao trả cho Tống những binh sĩ và hai tướng Tống bị bắt tại trận là Quách QuânBiện, Triệu Phụng Huân.Năm sau (987), vua Tống lại cho Lý Giác sang sứ nước ta, sứ không ghi rõ là sang vềviệc gì. Lý Giác là một văn thần, học vấn rộng, thơ văn giỏi. Lần này, muốn để cho sứTống thấy nước ta là một nước thi thư, có văn hiến, có nhiều nhân t ài, nhiều trí thức, nênLê Hoàn cử một nhà sư là Đỗ Thuận tham gia tiếp sứ. Thời Ngô, Đinh, Lê, Lý, các nhàsư là tầng lớp có học thức nhiều hơn cả. Sư Đỗ Thuận giả làm một người nhà đò chởthuyền đi theo đoàn thuyền lên đón sứ Tống tại chùa Sách, ở hạ lưu sông Thương (cósách nói là sứ nhà Tống vào cửa biển Ngãi Am (Nam Định)). Đoàn sứ nhà Tống đi đườngbộ từ biên giới tới chùa Sách thì xuống thuyền đi đường thủy vào kinh thành Hoa Lư (lúcấy chưa đặt kinh đô tại Thăng Long).Đoàn đón sứ của ta bố trí cho Lý Giác (trưởng đoàn sứ nhà Tống) đi trên chiếc thuyền cónhà sư Đỗ Thuận mang danh chủ thuyền, cùng một vài quan lại của ta tham dự vào việcthù tiếp Lý Giác trên dọc đường đi.Có một buổi nhà đò Đỗ Thuận cầm chèo đưa thuyền đi, sứ Tống Lý Giác đứng ở mạnthuyền, ngắm cảnh trời mây, sông nước, nhìn thấy hai con ngỗng bơi lội dưới sông liềnngâm hai câu thơ:Nga nga lưỡng nga ngaNgưỡng diện hướng thiên nha.Lái đò Đỗ Thuận ngâm t iếp theo ngay:Bạch mao phô lục thủyHồng trạo bãi thanh ba.Bốn câu của hai người hợp thành một bài thơ hay. Sứ Tống Lý Giác rất khâm phục.Không phải chỉ khâm phục vì thấy một người lái thuyền biết làm thơ, họa thơ, ứng đốinhanh, mà còn khâm phục vì thấy mình ngâm hai câu có sẵn trong một bài thơ tứ tuyệtcủa một nhà thơ nổi tiếng thời Đường là Lạc Tân Vương và thay đổi một vài chữ cho hợpvới cảnh vật lúc ấy, vậy mà người lái thuyền Đại Việt ngâm tiếp ngay hai câu, lại chínhcũng là hai câu cuối bài thơ của Lạc Tân Vương, và cũng thay đổi vài chữ cho thích hợp.Bài thơ của Lạc Tân Vương là:Nga, nga, ngaKhúc hạng hướng thiên caBạch mao phù lục thủyHồng chúy bát thanh baDịch:(Ngỗng, ngỗng, ngỗngNghếch cổ lên trời kêuLông trắng phô nước biếcChân hồng quẫy sóng xanh)Bốn câu thơ của Lý Giác và Đỗ Thuận hợp lại là:Nga nga lưỡng nga ngaNgường diện hướng thiên nhaBạch mao phô lục thủyHồng trạo bãi thanh baDịch:(Ngỗng ngỗng, hai con ngỗng .Ngửa mặt nhìn chân trờiNước xanh phô lông trắngChèo hồng đẩy sóng xanh).Lý Giác rất khâm phục người lái đò thông minh, uyên bác, và qua tài trí của người lái đò,Lý Giác rất khâm phục trình độ văn hiến và tài năng của nhân dân ta. Như thế là việc nhàsư Đỗ Thuận chèo thuyền tiếp sứ đã đạt được mục đích của Lê Hoàn.__________________Khi tới Hoa Lư, Lý Giác làm một bài thơ gửi tặng người lái đò thi sĩ. Trong bài thơ cócâu Thiên ngoại hữu thiên ửng viễn chiêú” (Ngoài trời lại có trời soi nữa), có ý nói:ngoài vị thiên tử của nhà Tống còn có vị thiên tử nữa ở Đại Việt. Sử cũ ghi rằng Nhà sưĐỗ Thuận đem thơ này dâng vua. Vua đưa cho nhà sư Ngô Khuông Việt xem. KhuôngViệt nói: Thơ này có ý tôn trọng bệ hạ không khác gì vua Tống (Đại Việt sử ký toànthư).Khi Lý Giác sứ Tống trở về nước, vào triều từ biệt vua ta Lê Hoàn, sử ghi Lý Giác lạy ravề” (Đại Việt sử ký toàn thư).Đây là trường hợp hiếm có. Sứ thần phương Bắc sang Việt Nam, thường cậy mình làngười thay mặt thiên tử, thiên triều, coi mình như ngang hàng vua Đại Việt, nên rất ngạonghễ, hống h ...