Danh mục

chương III: CƠ CHẾ BỆNH SINH & QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA BỆNH UNG THƯ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.13 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu học tập 1. Nắm được bản chất bệnh ung thư và tính chất của tế bào ung thư. 2. Hiểu được vai trò của Gen sinh ung và Gen đè nén bướu trong cơ chế sinh ung. 3. Nắm được các tiến trình sinh học phân tử và các yếu tố liên quan đến cơ chế sinh ung. 4. Biết quá trình tiến triển tự nhiên của bệnh ung thư, ứng dụng trong việc áp dụng các phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh ung thư - Ung thư xảy ra do sự đột biến trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
chương III: CƠ CHẾ BỆNH SINH & QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA BỆNH UNG THƯ 1Chương III CƠ CHẾ BỆNH SINH & QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA BỆNH UNG THƯMục tiêu học tập1. Nắm được bản chất bệnh ung thư và tính chất của tế bào ung thư.2. Hiểu được vai trò của Gen sinh ung và Gen đè nén bướu trong cơ chế sinh ung.3. Nắm được các tiến trình sinh học phân tử và các yếu tố liên quan đến cơ chế sinh ung.4. Biết quá trình tiến triển tự nhiên của bệnh ung thư, ứng dụng trong việc áp dụng các phươngpháp chẩn đoán & điều trị bệnh ung thưI. ĐẠI CƯƠNG - Ung thư xảy ra do sự đột biến trong DNA, dẫn đến tế bào tăng sinh vô hạn độ, vô tổchức, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển cơ thể. - Tính chất đặc trưng của tế bào ung thư: + Tránh được apoptosis (chết theo chương trình) + Khả năng phát triển vô hạn (bất tử) + Tự cung cấp các yếu tố phát triển + Không nhạy cảm đói với các yếu tố chống tăng sinh + Tốc độ phân bào gia tăng + Thay đổi khả năng biệt hóa tế bào + Không có khả năng ức chế tiếp xúc 2 + Khả năng xâm lấn mô xung quanh + Khả năng di căn đến nơi xa + Khả năng tăng sinh mạch máu -Với những hiểu biết về vai trò của Gen sinh ung và Gen đè nén bướu cùng các khám phámới về sự sinh mạch ( angiogenesis ), chết tế bào theo lập trình (apoptosis), sự sửa chữa vốn liếngdi truyền có thể giúp chúng ta có được những hiểu biết về cơ chế sinh ung từ đó làm cơ sở chomột liệu pháp mới: liệu pháp nhắm trúng đích (targeted therapy).II. GEN UNG BƯỚU1. Đường dẫn truyền tín hiệu tế bào Cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học, vai trò của tiền gen sinh ung (proto-oncogen) với chức năng sinh lý điều hòa đường dẫn truyền tín hiệu để tế bào nhận các kích thíchcho sự phân bào và chết theo lập trình được hiểu biết hoàn toàn.Dựa vào vị trí trên đường dẫn truyền tín hiệu tế bào, người ta chia tiền gen sinh ung làm 4 phần: - Các yếu tố tăng trưởng (growth factors) - Các thụ thể của yếu tố tăng trưởng - Các tín hiệu dẫn truyền (signal transducers) (Các Protein G tế bào chất) - Các yếu tố sao chép nhân tế bào (transcription factors) Hình 1: Đường dẫn truyền tín hiệu yếu tố tăng trưởng. 3Các giai đoạn của sự dẫn truyền tín hiệu tế bào Các yếu tố tăng trưởng đến gắn vào các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào. Sự gắn kếtnày làm thay đổi dạng của thụ thể và gây tác động vào phần thụ thể trong bào tương, do đó tínhiệu được hoạt hóa xuyên qua màng tế bào. Tín hiệu này lan truyền qua tế bào chất đến nhân vàgắn vào điểm sao chép đặc biệt của DNA nhờ các phân tử trung gian gọi là Protein G. Tín hiệunày làm tế bào thay đổi tình trạng tăng sinh của nó, có thể chuyển từ tình trạng phân chia sangnghỉ ngơi hay chết qua cơ chế gây chết tế bào theo lập trình.1.1. Yếu tố tăng trưởng Các yếu tố tăng trưởng là các phân tử hóa học có trong máu hay trên bề mặt tế bào khác. Ví dụ: + Yếu tố tăng trưởng xuất phát từ tiểu cầu ( Platelet Derived Growth Factor:PDGF ). + Yếu tố kích thích cụm (Colony Stimulating Factor: M-CSF )1.2. Thụ thể yếu tố tăng trưởng - Các thụ thể bao gồm 3 phần: + Phần ngoài màng tế bào: tạo một vị trí khuyếch đại hóa học chỉ để gắn với cácyếu tố tăng trưởng đặc hiệu. + Phần trong màng tế bào + Phần bên trong bào tương: là một phân tử có chức năng hoạt động thay đổi khiphần ngoài màng tế bào được gắn với yếu tố tăng trưởng, thong thường là một Tyrosin kinase. 4 - Sự đột biến thường làm tăng chức năng của Tyrosin kinase, làm nó gửi tín hiệu vào bàotương liên tục ngay cả khi không có yếu tố tăng trưởng gắn vào phần ngoài màng tế bào của thụthể, dẫn đến việc tế bào tăng sinh độc lập với yếu tố tăng trưởng của nó.1.3. Các Protein G tế bào chất (Các tín hiệu dẫn truyền) - Các Protein G là một loại oncoprotein chuyển từ dạng không hoạt động thành hoạt độngkhi nhận tín hiệu từ phần trong bào tương của thụ thể yếu tố tăng trưởng.1.4. Các yếu tố sao chép nhân tế bào Khi các tín hiệu tế bào đến gắn vào vị trí sao chép nhân tế bào đặc hiệu sẽ làm thay đổitrạng thái kích thích phân chia tế bào. Ví dụ: + Đột biến của tiền gen sinh ung myc sẽ gia tăng kích thíc ...

Tài liệu được xem nhiều: