Danh mục

CHƯƠNG III. KỸ THUẬT VI GHÉP – TẠO CÂY SẠCH BỆNH

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 379.26 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHƯƠNG III. KỸ THUẬT VI GHÉP – TẠO CÂY SẠCH BỆNH Đối với các cây ăn quả lâu năm, kỹ thuật ghép đang chiếm vị trí hàng đầu trong nhân giống vì kết hợp được khả năng chống chịu của gốc cây hoang dại với ưu điểm năng suất và phẩm chất tốt của mắt ghép. Tuy nhiên khi ghép theo kỹ thuật truyền thống, do thời gian trồng gốc ghép kéo dài và kích thước mắt ghép khá lớn, nên bệnh virus có thể lây truyền. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG III. KỸ THUẬT VI GHÉP – TẠO CÂY SẠCH BỆNHCoâng ngheä sinh hoïc thöïc vaät Chöông 6. Kyõ thuaät vi gheùp CHƯƠNG III. KỸ THUẬT VI GHÉP – TẠO CÂY SẠCH BỆNH Đối với các cây ăn quả lâu năm, kỹ thuật ghép đang chiếm vị trí hàng đầutrong nhân giống vì kết hợp được khả năng chống chịu của gốc cây hoang dại vớiưu điểm năng suất và phẩm chất tốt của mắt ghép. Tuy n hiên khi ghép theo kỹthuật truyền thống, do thời gian trồng gốc ghép kéo dài và kích thước mắt ghépkhá lớn, nên bệnh virus có thể lây truyền. Để khắc phục những đặc điểm trên, kỹthuật ghép đỉnh sinh trưởng (shoot apex grafting) hay gọi tắt là vi ghép(micrografting) được nghiên cứu rất nhiều và đã đem lại một số kết quả rất khảquan. Một số nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật vi ghép để loại trừ các bệnh do virustrên các loài cây khác nhau đã được tiến hành. Từ đó đến nay kỹ thuật vi ghép đãđược thực hiện trên nhiều loài khác nhau, nhất là trên cây thân gỗ, cây ăn quả.1. Ghép cành trong nhân giống truyền thống Kỹ thuật ghép hiện nay đã có nguồn gốc từ thời cổ đại. Các bằng chứngcho thấy rằng người Trung Quốc đã biết ghép cây từ rất sớm, khoảng 1000 nămtrước công nguyên. Aristotle (384 – 322 trước công nguyên) cũng đã thảo luậnvề ghép cành trong những tác phẩm của ông với sự hiểu biết khá rõ ràng. Sau đó,suốt khoảng thời gian thống trị của đế chế La Mã, ghép cành được ứng dụng rấtphổ biến, kỹ thuật ghép được mô tả tỉ mỉ trong những cuốn sách của thời đại đó. Vào thời kỳ Phục hưng (1350 – 1600), kỹ thuật ghép cây bắt đầu cónhững đổi mới. Một lượng lớn các loài cây lạ được du nhập vào châu Âu, trồngtrong vườn nhà, để duy trì các loài cây ngoại lai này, nhữ ng người làm vườn phảisử dụng phương pháp ghép cây. Vào khoảng thế kỷ thứ 16, phương pháp ghépchẻ được sử dụng rộng rãi ở Anh và mọi người nhận ra rằng để ghép thành côngthì các vùng tượng tầng phải khớp với nhau, nhưng họ vẫn chưa hiểu rõ bản chấtcủa mô ở vùng tượng tầng. Sau đó, trong cuốn The Nursery Book, xuất bản năm1891, Liberty Hyde Bailey đã mô tả và minh hoạ những phương pháp ghép đangđược sử dụng phổ biến ở châu Âu và Mỹ lúc bấy giờ. Những phương pháp g hépmà ngày nay chúng ta đang áp dụng chỉ khác biệt rất ít so với những phươngpháp mà Bailey đã mô tả.1.1. Quá trình tạo thành vết ghép Có nhiều nghiên cứu chi tiết đã được tiến hành tập trung về đề tài quátrình hàn gắn của vết ghép, chủ yếu trên các đối tượng là cây thân gỗ. Các nghiêncứu cho thấy rằng quá trình hàn gắn vết ghép cũng xảy ra tương tự như quá trìnhhàn gắn một vết thương. Quá trình hàn gắn vết ghép thường xảy ra theo các trìnhtự sự kiện như sau:1.1.1. Các vùng tượng tầng tiếp xúc với nhau  53 Coâng ngheä sinh hoïc thöïc vaät Chöông 6. Kyõ thuaät vi gheùp Giai đoạn này hình thành sự tiếp xúc khởi đầu giữa vùng tượng tầng củacành ghép và gốc ghép dưới những điều kiện môi trường thích hợp. Nhiệt độ làmột yếu tố quan trọng, cần thiết cho hoạt động của tế bào trong giai đoạn này.Thông thường, nhiệt độ thích hợp cho tế bào tăng trưởng là vào khoảng 18 –32oC, tuỳ theo từng loài. Các tế bào mô sẹo tạo thành từ vùng tượng tầng lànhững tế bào mọng nước, có vách mỏng, rất dễ bị mất nước và chết. Vì vậy, cầnphải bảo đảm độ ẩm cao cho môi trường xung quanh vết ghép. Để cho quá trình ghép cây thành công, điều kiện tiên quyết là vùng tượngtầng của gốc ghép và cành ghép phải khớp với nhau. Trong thực tế, để ghép chohai vùng tượng tầng khớp với nhau hoàn toàn là việc không thể thực hiện, mà chỉcần ghép sao cho khoảng cách giữa các vùng tượng tầng đủ gần để các tế bào môsẹo trên cành ghép và gốc ghép có thể kết hợp với nhau. Yếu tố cần thiết cho việchàn gắn vết ghép xảy ra thành công không phải là vùng tượng tầng, mà có thể làbất cứ vùng mô phân sinh nào có khả năng tạo thành mô sẹo, để từ đó, hình thànhđược sự liên kết giữa gốc ghép và cành ghép.1.1.2. Đáp ứng hàn gắn vết thương Đáp ứng hàn gắn vết thương thực chất là việc hình thành những vật chấthoại tử từ các thành phần tế bào và vách tế bào của những tế bào bị tổn thươngtrên gốc ghép và cành ghép. Trong giai đoạn chuẩn bị tạo thành vết ghép, trên bềmặt vết cắt của cả cành ghép và gốc ghép sẽ có ít nhất là một lớp tế bào bị chết,tạo thành những vật chất hoại tử. Những vật chất hoại tử này sau đó có thể mất đimột phần, hoặc có thể vẫn tiếp tục tồn tại, chứa trong các túi nằm giữa các tế bàonhu mô sẽ được tạo thành sau đó.1.1.3. Hình thành cầu nối mô sẹo Bên dưới lớp tế bào chết là những tế bào sống có tế bào chất đang hoạtđộng rất mạnh, tích luỹ một lượng lớn các thể lưới của bộ máy Golgi dọc theo bềmặt vết ghép. Những thể lưới này có vai trò bài tiết các chất vào trong khoảngkhông gian giữa các tế bào, giúp làm cho các tế bào nhu mô gắn chặt với nhautrên bề mặt ghép. Từ các tế bào sống này, trong kho ...

Tài liệu được xem nhiều: