Họ Nguyễn từ khi hưng khởi chưa thông hiếu với Xiêm, chỉ có mâu thuẫn, tranh chấp nhau để giành bá quyền đối với Chân Lạp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương tám: NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN- Quan hệ với XiêmChương támNGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN – phần23. Quan hệ với XiêmHọ Nguyễn từ khi hưng khởi chưa thông hiếu vớiXiêm, chỉ có mâu thuẫn, tranh chấp nhau để giành báquyền đối với Chân Lạp.Tới giữa thế kỷ XVIII, vì thuyền buôn của hai nướckhi qua vùng biển của nhau thường bị bắt giữ, nênhai bên có công văn và sứ thần qua lại giao dịch vềnhững sự việc này.Năm 1775, triều đình Xiêm cho sứ đem thư sangtriều đình Nguyễn nêu một số vụ tàu biển của nhànước Xiêm sang mua hàng ở Trung Quốc, trên đườngvề tránh gió ở một số hải cảng ở miền Trung An Nambị quan chức địa phương thu hết vật phẩm, hoặc đánhthuế quá cao. Trong khi đó thì một số người An Namcó những hành động kiểu hải tặc ở vùng biên TâyNam, bị quan lại địa phương của Xiêm bắt đều đượcthả về... Ý vua Xiêm muốn vua An Nam biết nhữngtàu bị bắt giữ là tàu của nhà nước Xiêm đi mua đồkhố dụng nội vụ cho triều đình. Cũng chính vì vậymà triều đình An Nam nên dùng luật pháp để xử lýquan lại địa phương (không báo cho triều đình biết),cho xin lại những vật phẩm đã bị thu giữ trước đây.Qua thư, triều đình Xiêm cũng xin triều đình Nguyễncấp cho 10 chiếc thẻ bài để tiện cho tàu bè nhà nướcXiêm thuận lợi trong việc đi lại Trung Quốc muabán. Để bày lòng hữu hảo, kèm theo thư, vua Xiêmcũng biếu chúa Nguyễn một số vật phẩm quý hiếm.Thư của triều đình Xiêm có đoạn:… Vâng theo lòng quốc chúa nước tôi thương mềnnước An Nam, tâu rõ ở Kim-loan chính điện, kính lấylòng nhu hoài nước xa, nghĩ An Nam và Xiêm La làhai nước láng giềng rất thân, không thể nhân việc nhỏmà bỏ mất đại nghĩa. Ba lần thuyền đi mua năm trướcvới các đồ thập vật khố dụng chở về nước bị thu vàonước An Nam đã bị kho quan lấy cả, chắc rằng bọnhữu ty nước An Nam chưa có tâu rõ với vua An Nambiết rằng thuyền tránh gió là thuyền nước Xiêm saikhiến đi mua đồ khố dụng nội vụ cho nên quan saitùy lòng mặc ý trưng thu, đó cũng là vì người bề trênnước An Nam chưa được biết rõ vậy. Có lẽ nào hainước hàng xóm với nhau, bên qua bên lại, giao thônghòa hậu, lại không nghĩ lấy nhân nghĩa đối với thiênhạ mà đánh thuế thuyền ghe quá nặng, rút thu tài vậtnhỏ mọn như thế. Thực vì bọn hữu ty kia không cótài. Không phù xã tắc, chăm đem chính sách trị anthiên hạ mà giúp đỡ minh quân nước An Nam; bọnhữu ty chuyên quyền cố ý thu thuế nặng nề và chegiấu không báo, không thể lòng vua An Nam là bậcnhân thánh thông minh, không nghĩ sự mềm mỏngvới các chư hầu, thông hòa với nước láng giềng, mặcý trưng thu thuế khóa, coi rẻ nước Xiêm chúng tôi,dứt đường thuyền bè qua lại trên biển mà trở thànhcừu địch....… Nay may có sứ mệnh An Nam tại đây, nên giaotiếp với Thống chánh sứ ty để cho yên việc với nướcláng giềng. Quan hàn lâm viện nội các đại học sĩ soạnvăn thư, đặc sai hai viên chấp sứ thần là Lãng-phi-văn-khôn và Khu-sa-lũ-thao mang sứ mệnh cùng vớikhâm sứ An Nam đi sang báo cho biết, xin vua nướcAn Nam, trông đến nước Xiêm khâm dụ cho quan đạithần phụ trách đem các đồ thập vật sở phí của cácthuyền ba lần tránh gió đưa trả lại để cho sứ thần làbọn Lãng-phi-văn-khôn và Khu-sa-lũ-thao điểm rõrồi hộ tống ra ngoài cõi để về nước, ngõ hầu khôngmất tình hòa hậu với nước láng giềng. Cảm ơn thựckhông bờ bến. Lại xin cấp cho mười cái thẻ long bàichiếu thân vào cửa biển để cho chủ thuyền sau này cóphải tránh gió vào cảng thì khỏi bị sai quan trưng thusách nhiễu, đến khi gió thuận thì cứ theo nguyênthuyền mà ra về, tức cũng sẽ khiến thuyền Xiêm Lasau này qua lại không ngớt. Vâng ban thổ sản màntrắng 5 tấm, màn đỏ 3 tấm, màn đại hoa mãn thiên 2tấm, cộng 15 tấm, phụ giao cho sứ mệnh đem đi dânglên vua nước An Nam thiên thu nhận cho, gọi là diệnmục cách xa nghìn dặm mà chút tỏ được tấm lòngnhỏ mọn. Kính dâng. Kính tuân mọi lẽ đến Nội cácvâng sao làm văn thư để tư hội.Trên đây là tư cho quốc chúa An Nam điện tiền, hồngphúc nghìn thu mắt rồng ngự lãm Long phi năm ẤtHợi, mạnh hạ tháng tư”.Nhận được thư, triều đình Nguyễn có ngay thư phúcđáp. Thư của triều Nguyễn thể hiện sự chịu ơn triềuđình Xiêm đã có nhiều thiện ý trong quan hệ hữu hảogiữa An Nam và Xiêm trong thời gian qua, đặc biệt làviệc vua Xiêm thả một phần trong số ngư dân AnNam bị Xiêm bắt giữ. Nội dung chính của bức thư làđề cập tới ba sự kiện tàu của Xiêm bị bắt giữ, bị trưngthu vật phẩm, với những lý lẽ vừa mềm dẻo, vừa rắnrỏi mà chặt chẽ. Mặc dầu ý nguyện không thành,song triều đình Xiêm cũng khó lòng gây căng thẳng.Thư của triều đình Nguyễn có đoạn: Trong thoảng hai năm Bính Dần (1746) và MậuThìn (l748), khi thuyền đỏ vào cảng, giả sử hoặc bọnsai nhân vì tham mà trưng thu quá lệ thì đương lúc đócũng không được nghe báo gì. Vả theo lệ nước tôi cứba năm làm một lần xét công, năm năm làm một lầncắt bổ, đã có phép thường, có dung những bọn tham ôđâu! Khi có giấy đến, truy cứu nguyên lai thì ngườigià đã chết, người tội đã truất, việc trải năm tháng,hai bên đều không có bằng cứ gì. Phải thế hay khôngphải thế? Vậy hãy để đó không bàn. Lại năm QuýDậu (1753), thuyền của Dương Thành Chương nói từQuảng Châu đến, cả thuyền hóa vật không có chút gì,không cho vào cảng, đó là lệ thường của bản gốc vậy.Y tự khẩn cầu theo lệ vào cảng thì hữu ty cứ trưngthu, không phải là quá lạm, nào có cớ gì khác đâu?Nếu bọn ấy làm hết cả tài vật mang theo, chẳng phảido vũ nữ ca nhi thì cũng là do điềm rượu sòng bạc,rồi khi trở về tìm cách nói dối, đó là những lời khôngcăn cứ vào đâu, thế mà lại nghe lời một bên mà đòitrả bạc, thực đúng như câu ngạn ngữ Trương cônguống rượu, Lý công say”. Đó là điều chúng tôi chưahiểu được … Đáp lại việc vua Xiêm biếu lễ vật, triều đình Nguyễncũng cho người mang lễ vật sang biếu.Chúa Nguyễn cũng trực tiếp viết thư gửi vua Xiêmvới lời lẽ vừa mềm dẻo vừa rắn rỏi, thể hiện bản cáchcủa một đất nước, một Quốc vương có chủ quyền,ngang hàng với các nước khác. Thư có đoạn: … Lại trong thư có nói rằng trước kia nước AnNam đều chưa có ...