Danh mục

Chương trình Bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 709.72 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương trình "Bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore" được ban hành kèm theo Quyết định số 3502/QĐ-BGDĐTngày 14 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương trình Bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNGTHEO HÌNH THỨC LIÊN KẾT VIỆT NAM – SINGAPORE (Ban hành kèm theo Quyết định số 3502/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) HÀ NỘI, 5/2009 MỤC LỤC Nội dung TrangMở đầu 4Tổng quan về chương trình 6Chương trình chi tiết 10Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông 10Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông 15Văn hóa nhà trường 20Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông , 25Phát triển đội ngũ nhà trường phổ thông 29Huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông 35Phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông 41 2 MỞ ĐẦU Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD), đặc biệt là giáo dục phổthông đã được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Chính phủ, ngành Giáo dụcvà Đào tạo cũng như của các tỉnh trong cả nước từ đầu những năm 1990. Năm 1997, BộGiáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 3481/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/11/1997 vềchương trình bồi dưỡng CBQLGD, trong đó có khung chương trình bồi dưỡng cán bộquản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trên cơ sở quyếtđịnh 3481/QĐ-BGD&ĐT, các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD đã thực hiện bồi dưỡng hàngchục ngàn CBQLGD các cấp và đã có những đóng góp đáng kết vào công tác quản lýgiáo dục của đất nước. Các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD trong đó có Học viện Quản lý giáo dục đã thườngxuyên cập nhật và bổ sung vào chương trình bồi dưỡng các nội dung mới về đường lối,chính sách giáo dục, các chuyên đề nâng cao năng lực quản lý chuyên môn, quản lýnhân sự, quản lý tài chính và công tác giáo dục toàn diện học sinh. Tuy nhiên, chươngtrình theo QĐ 3481/QĐ-BGD&ĐT đã được thực hiện trên 10 năm, diễn ra trong thời kỳcó nhiều sự thay đổi to lớn, giáo dục thế giới đang bị tác động mạnh mẽ bởi toàn cầuhoá, sự phát triển của kinh tế tri thức và xã hội thông tin, đã không thể đáp ứng đượcnhu cầu học tập đa dạng cho CBQLGD. Bên cạnh đó, giáo dục nước ta còn chịu tácđộng sâu sắc bởi sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thịtrường định hướng XHCN. Trong bối cảnh đó, chương trình và công tác bồi dưỡngCBQLGD cần có những đổi mới mạnh mẽ hơn để đáp ứng các yêu cầu phát triển giáodục và đào tạo nước nhà. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có nhiều biến động, giáodục Việt Nam đang đối diện với nhiều cơ hội và thách thức. Toàn cầu hoá, nền kinh tếtri thức và cách mạng khoa học công nghệ có những tác động lớn làm thay đổi vai tròcủa người hiệu trưởng nhà trường. Vai trò của người hiệu trưởng đã có xu hướngchuyển từ nhà quản lý thụ động sang một nhà lãnh đạo và quản lý năng động, thích ứngvới mọi sự thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là khẳng định vai trò quyết địnhvà tầm quan trọng đặc biệt của đội ngũ Nhà giáo và CBQL trong việc điều hành hệthống giáo dục đang ngày càng mở rộng và phát triển. Ngày 15 tháng 6 năm 2004, BanBí thư TW Đảng ban hành Chỉ thị 40-CT/TW về xây dựng và nâng cao chất lượng độingũ nhà giáo và CBQLGD. Ngày 11 tháng 01 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã cóQuyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và nâng cao chấtlượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-20010”. Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-BCSĐ ngày 04/4/2007 về việc phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm giai 3đoạn 2007 đến 2015 xác định nhiệm vụ (e) với nội dung: “Triển khai thực hiện đề ánđào tạo và bồi dưỡng CBQLGD các cấp, trong đó ưu tiên bồi dưỡng tất cả 35.000 Hiệutrưởng các cấp, bậc học”. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT ngày 31/7/2007 vềnhiệm vụ trọng tâm của GDMN, PT, GDTX, GDCN và các trường, khoa sư phạm trongnăm học 2007-2008. Trong Chỉ thị có Nhiệm vụ 4 về xây dựng và nâng cao chất lượngđội ngũ Nhà giáo & CBQLGD đã nêu rõ: “Triển khai đào tạo bồi dưỡng các hiệu trưởngtrường phổ thông theo chương trình mới của Bộ GD&ĐT để đến năm 2010, tất cả cáchiệu trưởng đều phải qua đào tạo bồi dưỡng về quản lý”. Theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Quản lý giáodục Việt Nam đã hợp tác với Học viện Giáo dục Singapore để đào tạo đội ngũ giảngviên nguồn và xây dựng Chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theohình thức liên kết Việt Nam - Singapore. Mục tiêu của chương trình nhằm trang bị cho hiệu trưởng trường phổ thông ViệtNam về đổi mới tư duy lãnh đạo và quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nhàtrường trong môi trường có nhiều thay đổi, đổi mới cách suy nghĩ và hành động để trởthành người hiệu trưởng biết phát huy và sử dụng những giá trị của mình và nhà trườngcho sự phát triển, nhằm đào tạo học sinh trở thành những chủ nhân mới của đất nướcbiết thực hiện khát vọng đổi mới, vươn lên “sánh vai với các cường quốc năm châu”như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn. Chương trình được sự hỗ trợ và tài trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Bộgiáo dục Singapore, dự án SREM, dự án Phát triển giáo viên THPT và TCCN và QuỹTemasek Singapore (tài trợ chính). Đồng thời, các trường đại học, các Sở GD&ĐT cũngtham gia đóng góp một phần chi phí đi lại, ăn ở trong nước cho các học viên. 4 TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌN ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: