Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright: Chương 12 - Chi phí cơ hội kinh tế của công quỹ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright: Chương 12 - Chi phí cơ hội kinh tế của công quỹChương trình giảng dạy kinh tế FulbrightNiên khóa 2004-2005Thẩm định Đầu tư Phát triểnSách hướng dẫn phân tích chi phívà lợi ích cho các quyết định đầu tưCh.12 Chi phí cơ hội kinh tế của công quỹChương 12CHI PHÍ CƠ HỘI KINH TẾ CỦA CÔNG QUỸ12.1Dẫn nhập12.1.A Tại sao chi phí kinh tế của vốn quan trọng?Thẩm định dự án đòi hỏi phải so sánh chi phí và lợi ích của một dự án trong suốt tuổi thọcủa nó. Để được chấp nhận, giá trị hiện tại của lợi ích dự án phải cao hơn giá trị hiện tạicủa chi phí dự án. Trong trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau, hiện giá ròng (NPV) củadự án còn phải lớn hơn các hiện giá ròng của những dự án thay thế. Chi phí cơ hội kinh tếcủa vốn cũng là một thông số quan trọng để đưa ra các quyết định liên quan đến qui môtối ưu của dự án và để xác định thời điểm thực hiện đầu tư; Cả hai yếu tố nói trên đều cótính quyết định ảnh hưởng đến lợi ích ròng và khả năng sống còn chung cuộc của dự án.Ngoài ra, việc chọn lựa công nghệ cho một dự án còn chịu ảnh hưởng bởi chi phí cơ hộicủa vốn. Chi phí vốn thấp sẽ khuyến khích người ta sử dụng các công nghệ thâm dụngvốn so với các công nghệ thâm dụng lao động hay thâm dụng nhiên liệu.(i)Chi phí cơ hội của vốn và các tiêu chuẩn đầu tưKhi hiện giá ròng (NPV) được dùng làm tiêu chuẩn đầu tư, thì người ta phải so sánhnhững lợi ích ròng nhận được theo thời gian của các dự án thay thế. Vì những nguồn lựccó sẵn hôm nay có thể được sử dụng để đầu tư, mang lại các suất sinh lợi dương, hay thayvào đó có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ khác để tiêu dùng ngay, nên cần nâng caotầm quan trọng của những lợi ích và chi phí phát sinh sớm hơn và giảm bớt tầm quantrọng của các lợi ích và chi phí phát sinh trong những giai đoạn trễ hơn.Khi áp dụng tiêu chuẩn NPV vào phân tích kinh tế, các giá trị lợi ích ròng phảiđược chiết khấu về một thời điểm thống nhất trước khi so sánh. Người ta thực hiện điềunày bằng cách sử dụng chi phí cơ hội kinh tế của vốn làm suất chiết khấu. Khi suất chiếtkhấu này được sử dụng thì hiện giá ròng dương có nghĩa là dự án đang xem xét có suấtsinh lợi kinh tế lớn hơn suất sinh lợi kinh tế có được khi các nguồn vốn này được sử dụngtrong những dự án thông thường khác.(ii)Chọn lựa qui mô của dự ánTrong thẩm định dự án có một quyết định quan trọng liên quan đến độ lớn hay qui môxây dựng cơ sở vật chất hay tiện ích. Hiếm khi qui mô của một dự án bị giới hạn bởi cácyếu tố về công nghệ, và trong việc chọn lựa qui mô thích hợp cho dự án thì những cânnhắc kinh tế phải có tầm quan trọng nhất. Ngay cả khi dự án không được xây dựng theoqui mô đúng, nó vẫn có khả năng khả thi, nghĩa là NPV của nó có thể vẫn dương, nhưngkém hơn tiềm năng thực sự. NPV chỉ tối đa hóa khi qui mô tối ưu được chọn.Nguyên tắc vận dụng thích hợp khi định qui mô của dự án là xem mỗi thay đổi quimô tăng thêm như là một dự án riêng. Tăng qui mô của dự án sẽ đòi hỏi nhiều hơn chitiêu và sẽ tạo thêm lợi ích. Chúng ta cần tính toán hiện giá ròng chi phí và lợi ích của mỗithay đổi tăng thêm bằng cách sử dụng suất chiết khấu kinh tế.1Người dịch: Nguyễn Thị Xinh XinhHiệu đính: Quý Tâm, 4/05Chương trình giảng dạy kinh tế FulbrightNiên khóa 2004-2005Thẩm định Đầu tư Phát triểnSách hướng dẫn phân tích chi phívà lợi ích cho các quyết định đầu tưCh.12 Chi phí cơ hội kinh tế của công quỹNPV của mỗi dự án tăng thêm cho biết nó làm tăng hay làm giảm toàn bộ hiện giáròng của dự án bao nhiêu. Phương pháp này được lặp lại cho đến khi đạt đến một qui mômà hiện giá ròng của lợi ích và chi phí tăng thêm gắn liền với sự thay đổi qui mô chuyểntừ giá trị dương sang giá trị âm. Khi điều này xảy ra thì qui mô ngay trước đó sẽ là qui môtối ưu của nhà máy. Như thế, chi phí cơ hội kinh tế của vốn hay suất chiết khấu kinh tế làtrọng tâm của việc chọn lựa qui mô tối ưu của một dự án.(iii)Xác định thời điểm đầu tưTrong phân tích dự án, người ta cần đưa ra một quyết định quan trọng khác liên quan đếnthời điểm thích hợp để khởi đầu dự án. Một dự án được xây dựng quá sớm có thể gây dưthừa nhiều công suất. Trong trường hợp này, lợi nhuận có được nếu sử dụng những nguồnvốn này cho mục đích khác có thể lớn hơn lợi ích nhận được trong vài năm đầu của tuổithọ dự án. Mặt khác, nếu dự án được trì hoãn quá lâu, sự thiếu hụt có thể xảy ra và nhữnglợi ích của dự án bị bỏ qua sẽ lớn hơn khoản lợi nhuận có được từ việc đầu tư nguồn vốnnói trên vào các mục đích khác.Bất cứ khi nào dự án được thực hiện quá sớm hoặc quá trễ, thì hiện giá ròng củadự án sẽ thấp hơn mức mà lẽ ra đã nhận được nếu dự án được xây dựng đúng thời điểm.hiện giá ròng có thể vẫn dương, nhưng nó sẽ không phải là mức tối đa tiềm năng của dựán.Điểm mấu chốt khi quyết định vấn đề này là liệu các chi phí trì hoãn dự án là lớnhơn hay nhỏ hơn lợi ích nhờ trì hoãn. Thí dụ, trong tình huống mà lợi ích tiềm năng củamột dự án, sau khi trừ chi phí hoạt động, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chi phí cơ hội kinh tế của công quỹ Chi phí cơ hội kinh tế Chi phí cơ hội của vốn Chọn lựa công nghệGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thuyết trình: Chọn lựa công nghệ
25 trang 26 0 0 -
Bài giảng Hệ thống tài chính Việt Nam
24 trang 25 0 0 -
Bài giảng Bài 5: Chu kỳ thất vọng - Huỳnh Thế Du
18 trang 24 0 0 -
Bài giảng Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 5: Mô hình Lewis
4 trang 24 0 0 -
Bài giảng Thành phố Hồ Chí Minh tiến ra Biển Đông - Phan Chánh Dưỡng
34 trang 24 0 0 -
Bài giảng Tài chính công địa phương
17 trang 22 0 0 -
Bài giảng Phân tích tài chính – chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
47 trang 22 0 0 -
Bài giảng Mô hình khác biệt kép - Lê Việt Phú
19 trang 20 0 0 -
17 trang 20 0 0
-
Bài giảng Nhập môn Kinh tế học môi trường và chính sách môi trường
58 trang 19 0 0 -
52 trang 19 0 0
-
Bài giảng Phân tích tài chính (2016): Bài 4 và 5 - Nguyễn Xuân Thành
30 trang 18 0 0 -
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright: Áp chế tài chính ở Việt Nam
19 trang 18 0 0 -
Bài giảng Chuẩn đoán mô hình hồi quy - Lê Việt Phú
23 trang 18 0 0 -
Bài giảng Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 7: Cuộc cách mạng kinh doanh toàn cầu
7 trang 17 0 0 -
Bài giảng 7: Đầu tư công và quản lý đầu tư công ở Việt Nam - Đỗ Thiên Anh Tuấn
30 trang 17 0 0 -
11 trang 17 0 0
-
Bài giảng Các công cụ của chính sách môi trường - Lê Việt Phú
34 trang 17 0 0 -
Bài giảng Mô hình so sánh bằng điểm xu hướng - Lê Việt Phú
20 trang 16 0 0 -
Bài giảng Phát triển bền vững và chính sách môi trường - Lê Việt Phú
47 trang 16 0 0