Danh mục

Chương trình môn học Thay đổi và phát triển thay đổi - TS. Nguyễn Hữu Lam

Số trang:      Loại file: pdf      Dung lượng: 102.63 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Môn học Thay đổi và phát triển thay đổi nhằm nghiên cứu và giải quyết các chủ đề liên quan tới sự tồn tại và phát triển của các tổ chức, cụ thể hơn là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, nhóm và cá nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương trình môn học Thay đổi và phát triển thay đổi - TS. Nguyễn Hữu Lam Chương trình Môn học Thay đổi và Phát triển Tổ chức (Organizational Change & Development) “Tất cả mọi điều đều đang thay đổi, Chỉ có một điều duy nhất không bao giờ thay đổi, Đó là: “Sự thay đổi!”” Đức Phật Thich Ca Mô Ni Giảng viên: Tiến sỹ NGUYỄN HỮU LAM Trợ giảng: Thạc sỹ TRẦN HỒNG HẢI Số đơn vị học trình: 3 - 45 tiết Đối tượng: Sinh viên Cao học Ngành Quản trị Kinh doanh Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 2009-2010. Giờ học: Thứ Sáu hàng tuần: 6:00 – 9:00 PM. Email: lam@ueh.edu.vn haihong.tran@gmail.com Giới thiệu Các tổ chức hiện đại đang đối mặt với một môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt được thúc đẩy bởi sự thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ, những đòi hỏi từ những khách hàng ngày càng khó tính hơn, người lao động độc lập và khó quản lý hơn. Trong một môi trường được đặc trưng là thay đổi rất nhanh và đầy biến động, để tồn tại và phát triển các tổ chức phải có năng lực thích ứng cao, thường xuyên thay đổi, và thay đổi thành công để đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng, người lao động, thị trường và cạnh tranh qua đó đạt tới tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu của tổ chức. Môn học Thay đổi và Phát triển Tổ chức nghiên cứu và giải quyết các chủ đề liên quan tới sự tồn tại và phát triển của các tổ chức, cụ thể hơn là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, nhóm, và cá nhân. Môn học này nhằm phát triển những hiểu biết tốt hơn về những thách thức, những chiến lược, chiến thuật, những kỹ thuật, những công cụ để hoạch định và thực hiện việc thay đổi và phát triển tổ chức nhằm tạo ra một tổ chức sống động thích ứng tốt với những môi trường thay đổi và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt. Thông qua môn học này, bên cạnh những lý luận và thực tiễn quản lý và lãnh đạo sự thay đổi trên thế giới thời gian qua, học viên còn được phát triển những năng lực của những nhà quản lý hiện đại mà các tổ chức thành công trên thế giới quan tâm như: năng lực truyền đạt, năng lực làm việc đồng đội… 1 Mục tiêu Kết thúc môn học này, sinh viên sẽ có khả năng tốt hơn trong việc: • Mô tả và giải thích các bước của việc quản lý một cách hiệu quả sự thay đổi tổ chức trong những bối cảnh khác nhau • Phân biệt các dạng khác nhau của sự thay đổi tổ chức • Mô tả quá trình thay đổi tổ chức từ những quan điểm và lý thuyết khác nhau • Nhận dạng những áp lực đối với sự thay đổi tổ chức • Nhận dạng những cản trở đối với việc thay đổi tổ chức • Giải thích được bản chất của quan hệ giữa những áp lực thay đổi và kháng cự đối với sự thay đổi • Giải thích các quá trình thay đổi tổ chức từ những vai trò khác nhau (chủ thể thay đổi, đối tượng thay đổi, người bảo trợ thay đổi, người lãnh đạo, các nhà quản lý cấp trung...) • Nhận dạng và phát triển các chiến lược, và các kế hoạch để thay đổi và phát triển tổ chức. Các yêu cầu đối với môn học: Sinh viên khám phá lý luận và thực tiễn thay đổi và phát triển tổ chức thông qua đọc tài liệu theo đề cương này. Giảng viên là người dẫn dắt, động viên, giới thiệu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của thay đổi và phát triển tổ chức. Việc thảo luận trên lớp chỉ có hiệu quả tốt tuỳ thuộc vào việc đọc bài của học viên, vì vậy học viên phải chuẩn bị cho mỗi buổi học bằng cách đọc tất cả những bài đọc. Những bài đọc này chứa đựng những ý tưởng phức tạp, không dễ hiểu, vì thế học viên cần giành thời gian thích đáng để đọc, chiêm nghiệm về những khái niệm được thảo luận. Từ các bài đọc này, học viên phải liên hệ với tình huống được thảo luận và từ đó liên hệ với những thực tiễn của các tổ chức ở Việt nam (đặc biệt là tổ chức mà mình đang công tác) để thấy những cơ hội, thách thức, những điểm mạnh và những điểm yếu trong các tổ chức, từ đó đề xuất những thay đổi, hoàn thiện phù hợp. Việc đọc và thảo luận các chủ đề không những giúp học viên nắm được các lý luận cốt yếu mà còn giúp phát triển các năng lực phân tích, tổng hợp, truyền đạt, và tương tác qua lại giữa các cá nhân. Học viên sẽ được phân chia thành các nhóm để đọc và trình bày một số bài đọc trên lớp. Các thành viên nhóm sẽ được gọi ngẫu nhiên để trình bày. Điểm của nhóm sẽ là điểm của từng học viên. Vì vậy, từng thành viên nhóm phải chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể thay mặt nhóm trình bày một cách tốt nhất bải của nhóm mình và trả lời các câu hỏi có liên quan. Thành viên nào vắng mặt trong buổi trình bày sẽ không được tính điểm phần này. Các thành viên khác không thuộc nhóm trình bày cũng được yêu cầu phải đọc trước các bài đọc này để tham gia thảo luận trên lớp. Trên cơ sở các bài giảng, bài đọc, việc thảo luận trên lớp, và những kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân, học viên cần tóm tắt các khái niệm vào trong một bản đồ khái niệm của cá nhân. Qua các bản đồ này, đến cuối môn học, học viên phải tổng hợp tất cả những điều đã học 2 vào một bản đồ khái niệm trong một trang giấy Khổ A3 và nộp một bản đồ khái niệm của cá nhân về Thay đổi và Phát triển Tổ chức vào ngày thi hết môn. Học viên càng tích cực tham gia vào quá trình học tập bao nhiêu thì sẽ học được và phát triển những kỹ năng cho riêng mình bấy nhiêu. Vì vậy, học viên phải chủ động, tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động học tập trên lớp cũng như ngoài lớp học. Việc chấm điểm như sau: • 45%: Bài tập nhóm & trình bày trên lớp (60% bài dịch của nhóm, 40% trình bày và thảo luận trên lớp). Một học viên tham gia 3 nhóm. Điểm của mỗi nhóm trình bày là 15%. • 15%: Vẽ bản đồ khái niệm của bản th ...

Tài liệu được xem nhiều: