Danh mục

Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam

Số trang: 51      Loại file: doc      Dung lượng: 373.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam những năm vừa qua: Thành tựu: Qua mười tám năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường. Về kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương trình Nghị sự 21 của Việt NamChương trình Nghị sự 21 của Việt Nam 1 MỤC LỤCĐịnh hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt nam ............................................................... 3(Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) ...................................................................................... 3I. Tập trung nỗ lực để xóa đói, giảm nghèo, đẩy mạnh thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội: .21I. Chống tình trạng thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất: .....................30I. Hoàn thiện vai trò lãnh đạo của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện phát triển bền vững: ........................................................................................................................................................42 2 Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) Phần 1 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG-CON ĐƯỜNG TẤT YẾU CỦA VIỆT NAMI. Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam những năm vừa qua:1. Thành tựu:Qua mười tám năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trongphát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường.a. Về kinh tế:Nền kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và tương đối ổnđịnh. Trong những năm của thập kỷ 90 (thế kỷ 20), tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bìnhquân 7,5%/ năm, GDP năm 2000 đã gấp hơn 2 lần so với năm 1990. Năm 2003 GDP tăng 7,24%,bình quân 3 năm 2001-2003, tốc độ phát triển nền kinh tế tăng trên 7,1%/năm.Trong ngành nông nghiệp, sản xuất lương thực từ mức 19,9 triệu tấn (quy thóc) năm 1990 đã tănglên tới trên 37 triệu tấn năm 2003; lương thực có hạt bình quân đầu người tăng từ 303 kg năm 1990lên 462 kg năm 2003, không những bảo đảm an ninh lương thực vững chắc cho đất nước mà cònđưa Việt Nam vào danh sách những nước xuất khẩu gạo hàng đầu của thế giới. Nhờ bảo đảm anninh lương thực, các cây nông nghiệp hàng hoá và chăn nuôi có điều kiện phát triển. Gạo, cà phê,cao su, hạt điều, chè, lạc, rau quả, thịt lợn, thuỷ hải sản đã trở thành những mặt hàng nông sản xuấtkhẩu quan trọng của Việt Nam.Công nghiệp đã được cơ cấu lại và dần dần tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng bình quân hàng nămtrong mười năm qua đạt mức 13,6%; trong đó khu vực quốc doanh tăng 11,4%, khu vực ngoài quốcdoanh tăng 11,4% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,5%. Tính theo giá trị sản xuất, quymô sản xuất công nghiệp năm 2000 đã gấp 3,6 lần năm 1990. Trong 3 năm 2001-2003 công nghiệptiếp tục phát triển khá, giá trị sản xuất tăng 15%, trong đó công nghiệp quốc doanh tăng 12,1%/năm,công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 19,8%/năm và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng15,6%.Các ngành dịch vụ đã được mở rộng và chất lượng phục vụ đã được nâng lên, đáp ứng nhu cầu tăngtrưởng kinh tế và phục vụ đời sống dân cư. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ bình quân 10 năm 3(1990-2000) tăng 8,2%, bình quân 3 năm (2001-2003) tăng trên 7%. Thị trường trong nước đãthông thoáng hơn với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Giá trị hàng hoá bán ra trên thịtrường trong nước năm 2000 đạt gấp 12,3 lần so với năm 1990. Trong 3 năm (2001-2003) thịtrường trong nước càng trở nên sôi động, tổng mức lưu chuyển hàng hoá trên thị trường tăng bìnhquân hàng năm trên 12%.Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phát triển nhanh, đáp ứng khá tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế-xãhội. Giá trị dịch vụ vận tải, kho tàng, thông tin liên lạc tăng 1,8 lần.Du lịch đã có bước phát triển khá, nhiều trung tâm du lịch được nâng cấp, trùng tu, cải tạo, các loạihình du lịch phát triển đa dạng, đặc biệt trong những năm gần đây đã tập trung khai thác nâng caogiá trị nhân văn và bản sắc văn hoá dân tộc trong các tuyến du lịch, làm cho du lịch càng thêmphong phú, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, mạng lưới viễn thông trong nước đã được hiện đạihoá về cơ bản. Nhiều phương tiện thông tin hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được phát triển, bướcđầu đáp ứng nhu cầu thông tin, giao dịch thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Đãhình thành thị trường dịch vụ bảo hiểm với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế trong và ngoài nước. Dịch vụ tài chính, ngân hàng có những đổi mới quan trọng. Các dịchvụ khác như tư vấn pháp luật, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế...đã bắt đầu pháttriển.Do sản xuất phát triển và thực hi ...

Tài liệu được xem nhiều: