Danh mục

Chương trình ôn tập Triết học Mác - Lênin

Số trang: 33      Loại file: doc      Dung lượng: 299.50 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (33 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương trình ôn tập Triết học Mác - Lênin trình bày các nội dung cốt lõi của môn học Triết học Mác - Lênin qua 9 vấn đề cơ bản, bao gồm: vấn đề cơ bản của triết học sự đối lập giữa quan điểm duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, quan niệm của triết học trước mác về vật chất, phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về: nguồn gốc, bản chất của ý thức, hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật,... Tham khảo nội dung tài liệu để ôn tập Triết học Mác - Lênin hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương trình ôn tập Triết học Mác - Lênin VẤN ĐỀ 1 VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC SỰ ĐỐI LẬP GIỮA QUAN ĐIỂM DUY VẬT VÀ DUY TÂM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN  ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC 1. Nội dung và ý nghĩa của vấn đề cơ bản của triết học Trong tác phẩm “L.Phoi­ơ­bắc và sự cáo chung của Triết học cổ điểm Đức”  Ph.Ăngghen đã chỉ rõ:  “Vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với   tồn tại” (Toàn tập, t21,tr.403). Trong thế giới có vô vàn hiện tượng nhưng chung qui lại chúng ta chỉ phân làm hai loại, một là, những hiện  tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là, những hiện tượng tinh thần (tư duy, ý thức). Do vậy, vấn đề về mối  quan hệ giữa vật chất và ý thức được goi là “vấn đề cơ bản lớn nhất” hay “vấn đề tối cao” của triết học. Vì  việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và là điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học. + Tự nhiên – tinh thần + Tồn tại – tư duy + Vật chất – ý thức * Vấn đề cơ bản của triết học đó là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Bởi vì: ­ Vật chất và ý thức là hai hiện tượng rộng lớn nhất của đời sống con người ­ Đây là vấn đề xuyên suốt trong mọi hệ thống triết học. ­ Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nó là cơ sơ để phân định lập trường triết học của các   trường phái, các khuynh hướng, các hình thức của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt: ­ Mặt thứ nhất (mặt bản thể luận) trả lời câu hỏi: trong mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và   vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào sinh ra cái nào, cái nào quyết định cái nào?  ( Trong mối quan   hệ giữa con người với giới tự nhiên thì vị trí và vai trò của con người đối với giới tự nhiên như thế nào?) ­ Mặt thứ hai (mặt nhận thức luận) trả lời câu hỏi: tư duy con người có khả năng nhận thức thế giới chung  quanh hay không? (Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì khả năng nhận thức của con người   với giới tự nhiên ra sao?) 1  Nhất nguyên  monism – monos (duy nhất ) CNDV Mặt thứ  nhất Nhị nguyên  dualism – dualis (2 mặt) CNDT Đa nguyên  Pluralism – plulis (nhiều) Khả tri Nhận thức được thế giới Mặt thứ hai Bất khả  Không nhận thức được thế giới tri 2. Sự đối lập giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết   học ­ Chủ nghĩa duy vật là trào lưu triết học cho rằng tồn tại (tự nhiên, vật chất) có trước tư duy (tinh thần, ý   thức), và quyết định ý thức.  Chủ nghĩa duy vật có những hình thức lịch sử cơ bản: chủ nghĩa duy vật  ở phương Đông và Hy Lạp cổ  đại, chủ nghĩa duy vật Tây Âu thế kỷ XVII, XVIII và chủ nghĩa duy vật biện chứng do C.Mác và Ph.Ăngghen   sáng lập. ­ Chủ nghĩa duy tâm là trào lưu triết học cho rằng tư duy, ý thức có trước vật chất, sinh ra và quyết định  vật chất.  Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức: Chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Chủ  nghĩa duy tâm khách quan cho rằng có một lực lượng siêu tự nhiên (ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế  giới, Trời, Thượng đế) có trước, sinh ra và quyết định thế giới vật chất. Những đại biểu của trào lưu này là  Platôn, G.V.Hêghen, Thomas Aquinas (Tômát Đacanh), v.v.. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng cảm giác, ý  thức quyết định vật chất, vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào cảm giác, ý thức. Những đại biểu  của trào lưu này là George Berkeley (Beccơli), David Hume (Đavít Hium).  2. Các hình thức phát triển của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử a. Chủ nghĩa duy vật chất phác  Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Trong khi thừa  nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất   cụ thể, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của vũ trụ.  Tuy còn nhiều hạn chế nhưng chủ nghĩa duy vật thời kỳ cổ đại đã có nhiều đóng góp cho lịch sử phát triển  của tư tưởng nhân loại vì nó đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, nó không viện đến thần   linh hay một đấng sáng tạo nào để giải thích thế giới. b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình Chủ nghĩa duy vật siêu hình xuất hiện từ khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đạt đỉnh cao vào thế kỷ  XIX. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của cơ học vì vậy nó đã ảnh hưởng lớn tới quan điểm của cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: