Danh mục

CHƯƠNG V TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.42 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1- Truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng của dântộc Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Dân ta đã từng ý thức rất rõ sức mạnh của sự đoàn kết: -Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại thành hòn núi cao ( ca dao) Truyền thống này được các vị anh hùng dân tộc đúc kết, nâng lên thành phép đánh giặc giữ nước. Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy truyền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG V TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC CHƯƠNG V TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ I- CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 1- Truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng của dântộc Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Dân ta đã từng ý thức rất rõ sức mạnh của sự đoàn kết: -Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại thành hòn núi cao ( ca dao) Truyền thống này được các vị anh hùng dân tộc đúc kết, nâng lên thành phép đánh giặc giữ nước. Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin 2- Thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới -Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh được hình thành từ sự tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. Qua các phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX, Người thấy rằng tinh thần yêu nước chưa đủ để làm nên thắng lợi mà cần phải có sự tập hợp lực lượng lượng đúng đắn , phải quy t ụ cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chung. -Trong quá trình tìm đường cứu nước, người khảo sát thực tiễn cách mạng nhiều nơi và chỉ rõ : Vốn dĩ các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có sức mạnh, nhưng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, họ chưa biết đoàn kết lại, họ rơi vào thế đơn độc . Trong khi đó chủ nghĩa đế quốc lại thực hiện nhất quán chính sách chia để trị trên bình diện từng nước và toàn thế giới. Từ đó Hồ Chí Minh kết luận : dù màu da có khác nhau, nhưng trên thế giới này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái mà thôi: tình hữu ái vô sản. 3- Những quan điểm của chủ nghĩa Marx –Lenin PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh còn xuất phát tư những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Marx –Lenin như quan điểm vai trò của quần chúng nhân dân, liên minh công – nông, quan điể m về đoàn kết giai cấp công nhân trên phạm vi quốc te. Người nhắc nhở :“Đứng trước CNTB và chủ nghiã đế quốc , quyền lợi của chúng ta là thống nhất , các bạn hãy nhớ lời kêu goi của Karl Marx: Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” (T II tr 128) II- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 1- Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng a- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng Đoàn kết, gắn bó cộng đồng là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nhưng đến Hồ Chí Minh, tư tưởng đại đoàn kết được xây dựng trên cả một nền tảng lý luận khoa học và thực tiễn phong phú chứ không còn là tình cả m tự nhiên của “ người trong một nước thì thương nhau cùng”( ca dao) Đại đoàn kết là một nội dung lớn, nổi bật , xuyên suốt và nhất quán trong tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh. - Trong toàn bộ trước tác của Hồ Chí Minh có đến 43,6% số bài nói, bài viết Người dành để nói về đại đoàn kết. ( có những tác phẩm ngắn nhưng tần số xuất hiện cụm từ “đại đoàn kết” cao. “Sửa đổi lối làm việc 16 lần, bài nói tại hội nghị thống nhất Việt Minh- Liên Việt 17 lần) - Với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, một chiến lược cách mạng.Bác từng khẳng định : “Đoàn kết làm ra sức mạnh”, Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”(T VII, tr 392) “Đoàn kết là then chốt của thành công”( T XI, tr 54) “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”1 ( T X tr 607) - Người cho rằng” Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” b. Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ, là mục tiêu hàng đầu của cách mạng - Cách mạng muốn thành công nếu chỉ có đường lối đúng chưa đủ mà Đảng 1 Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ mặt trận năm 1962 ...

Tài liệu được xem nhiều: