Danh mục

Chương VI. Một số vấn đề cơ bản về đấu thầu

Số trang: 25      Loại file: ppt      Dung lượng: 101.00 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm (hàng hóa, dịch vụ, công trình...) người mua (tổ chức, cá nhân) có thể tiến hành theo 2 cách: - Trao đổi trực tiếp (người mua đồng thời là người sở hữu khoản tiền dùng để mua sắm); - Tổ chức cuộc thi cho nhiều người bán tham gia. Trên cơ sở kết quả thi, chọn được người bán tốt nhất (giá cả, chất lượng hàng hóa dịch vụ, năng lực thi công, năng lực tài chính...)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương VI. Một số vấn đề cơ bản về đấu thầu Chương VI. Một số vấn đề cơ bản về đấu thầu I. Một số khái niệm cơ bản: 1. Khái niệm về đấu thầu: • Để đáp ứng nhu cầu mua sắm (hàng hóa, dịch vụ, công trình...) người mua (tổ chức, cá nhân) có thể tiến hành theo 2 cách: - Trao đổi trực tiếp (người mua đồng thời là người sở hữu khoản tiền dùng để mua sắm); - Tổ chức cuộc thi cho nhiều người bán tham gia. Trên cơ sở kết quả thi, chọn được người bán tốt nhất (giá cả, chất lượng hàng hóa dịch vụ, năng lực thi công, năng lực tài chính...) • Cách mua bán thứ 2 được gọi là đấu thầu (người mua thường là các tổ chức và thường không phải là người sở hữu khoản tiền sử dụng trong mua bán.  Như vậy, có thể hiểu: “Đấu thầu là một cách thức thực hiện hoạt động mua bán (hàng hóa, dịch vụ, công trình...) mà trong đó người mua và người bán phải tuân thủ theo các qui định của người (tổ chức) quản lý nguồn vốn sử dụng cho hoạt động mua bán này đề ra”.  Theo luật đấu thầu 2005: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật đấu thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”. 2. Vai trò của đấu thầu: a) Lợi ích đối với bên mời thầu – người mua: + Có điều kiện tiếp cận với nhiều nhà cung cấp mới, tiềm năng. +Phát hiện nhiều loại sản phẩm thay thế; + Giá mua hợp lý nhất; b) Lợi ích đối với nhà thầu – người bán: + Tiếp cận được với khách hàng mới; + Tiếp cận được với các đối thủ cạnh tranh; + Tiếp cận với các quy trình đấu thầu của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan quản lý vốn; + Hoàn thiện sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình để có thể thắng thầu trong cạnh tranh công bằng, minh bạch. 3. Các nguyên tắc trong đấu thầu: Để đạt được mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư, hoạt động đấu thầu cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Công bằng; - Cạnh tranh; - Minh bạch; - Công khai. 4. Gói thầu: 4.1. Khái niệm về gói thầu: Hoạt động mua sắm của các doanh nghiệp có thể là: - Mua sắm thường xuyên; - Mua sắm khi thực hiện các dự án đầu tư.  Nhu cầu mua sắm của một lần thực hiện đấu thầu được gọi là gói thầu và như vậy, một dự án đầu tư có thể có 1 hoặc nhiều gói thầu.  Theo luật đấu thầu Việt Nam 2005 thì: “Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên”. Chú ý: - Mỗi gói thầu chỉ có 1 hồ sơ mời thầu; - Tham gia 1 gói thầu có thể có 1 hoặc nhiều nhà thầu; - Một nhà thầu có thể tham gia một hoặc nhiều gói thầu; - Đối với mỗi gói thầu nhà thầu chỉ có thể có 1 hồ sơ dự thầu. 4.2. Phân loại gói thầu: một dự án đầu tư có thể có các loại gói thầu sau: - Gói thầu dịch vụ tư vấn; - Gói thầu xây lắp; - Gói thầu tổng hợp (EPC); - Gói thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án: đối với các dự án đầu tư dạng BOT, BTO, BT bên mói thầu có thể tổ chức đấu thầu để lựa chọn đối tác thực hiện. Trường hợp này dự án chỉ có 1 gói thầu. 5. Một số khái niệm khác liên quan đến đấu thầu (theo điều 4 luật đấu thầu 2005 – xem luật đấu thầu): II. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu 1. Hình thức lựa chọn nhà thầu: để lựa chọn nhà thầu, theo luật đấu thầu có các hình thức sau: - Có nhiều nhà thầu tham gia đấu thầu: + Cạnh tranh rộng rãi (còn gọi là đấu thầu rộng rãi); + Chào hàng cạnh tranh. - Chỉ có một số nhà thầu đã được xác định được tham gia đấu thầu: + Cạnh tranh hạn chế (còn gọi là đấu thầu hạn chế); - Chỉ có một nhà thầu tham gia. + Chỉ định thầu; + Mua sắm trực tiếp; + Tự thực hiện. 2. Phương thức thực hiện đấu thầu: Mỗi cách thức đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) và cách thức nộp hồ sơ dự thầu tương ứng tạo thành một phương thức đấu thầu. Theo luật đấu thầu Việt Nam 2005 có 3 phương thức đấu thầu sau: - Phương thưc 1 túi hồ sơ; - Phương thức 2 túi hồ sơ; - Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ. III. Lập kế hoạch đấu thầu cho một dự án đầu tư: 1. Vai trò và căn cứ lập kế hoạch đấu thầu: - Lập kế hoạch đấu thầu cho một dự án đầu tư: là việc phân chia các nhu cầu “mua sắm” của dự án thành các gói thầu và xác định đặc điểm của từng gói thầu (giá ước tính, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, tiến độ thực hiên...). Kế hoạch đấu thầu do chủ đầu tư hoặc đơn vị được chủ đầu tư ủy quyền lập và trình phê duyệt trước khi thực hiện hoạt đông đấu thầu. - Kế hoạch đấu thầu có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động đấu thầu đối với: Chủ đầu tư, cơ quan QLNN, Nhà thầu. • Đối với chủ đầu tư, việc lập kế hoạch đấu thầu giúp chủ đầu tư phân chia dự án thành các gói thầu một cách hợp lý nhằm đáp ứng các yêu cầu về chi phí, chất lượng cũng như tiến độ thực hiện dự án. • Đối với các cơ quan quản lý n ...

Tài liệu được xem nhiều: