Danh mục

CHƯƠNG VII. CÔNG NGHỆ THỦY CANH, VI THỦY CANH VÀ THỦY CANH IN VITRO – SẢN XUẤT SẠCH

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 333.38 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHƯƠNG VII. CÔNG NGHỆ THỦY CANH, VI THỦY CANH VÀ THỦY CANH IN VITRO – SẢN XUẤT SẠCH Phương pháp trồng rau thủy canh từ lâu đã được nhiều quốc gia có nền nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, ở nước ta thì đây vẫn là mô hình mới, còn xa lạ với nông dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG VII. CÔNG NGHỆ THỦY CANH, VI THỦY CANH VÀ THỦY CANH IN VITRO – SẢN XUẤT SẠCH Coâng ngheä sinh hoïc thöïc vaät Chöông 7. Kyõ thuaät thuûy canh CHƯƠNG VII. CÔNG NGHỆ THỦY CANH, VI THỦY CANH VÀ THỦY CANH IN VITRO – SẢN XUẤT SẠCH Phương pháp trồng rau thủy canh từ lâu đã được nhiều quốc gia có nềnnông nghiệp công nghệ cao ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, ở nước ta thì đây vẫnlà mô hình mới, còn xa lạ với nông dân. Ưu điểm của phương pháp trồng rauthủy canh là tạo được môi trường dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng, kiểm soátđược chất dinh dưỡng, nhờ vậy có thể giảm chi phí đầu tư phân bón. Quan trọnghơn, trồng rau thủy canh loại trừ được thuốc trừ sâu vì có thể kiểm soát được sâubệnh.1. Hệ thống thủy canh1.1. Khái niệm thủy canh Thủy canh thường được định nghĩa như là “trồng cây trong nước”. Tuynhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thểmở rộng định nghĩa thủy canh là “trồng cây không sử dụng đất”. Từ nhiều thế kỷ trước ở các vùng Amazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốcvà Ấn Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưahấu và nhiều loại rau củ khác. Sau đó các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng câytrên môi trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi đó là “nuôicấy dinh dưỡng”. Năm 1929, William F. Goricke đã thành công trong việc trồng cây cà chuađạt kích thước 7.5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là “thủycanh” (“Hydroponic” - theo tiếng Hy Lạp, hydros là “nước” và ponos là “làmviệc”). Từ đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thànhcác phương pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinhdưỡng. Việc trồng cây không có đất thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi. Khi sửdụng một môi trường sạch khuẩn và không phải lo lắng cho việc trừ cỏ dại, trừsâu và côn trùng có hại trong đất. Hơn nữa khi dùng kỹ thuật thủy canh, câytrồng sẽ có được môi trường sống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu.Do vậy cây sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, việc canh tác cũng đơn giảnhơn đối với rau và cây hoa. Một thuận lợi lớn của kỹ thuật thủy canh là cho phépthiết lập hệ thống nuôi trồng tự động. Khi sử dụng hệ thống tự động, người làmvườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây trồng. Đặc biệt, do đặc điểm của kỹ thuật thủy canh là không cần đất nên đâychính là giải pháp cho ngành nông nghiệp ở những đất nước vốn có ít đất canhtác – các thành phố lớn hoặc vùng đất cằn cỗi. Các nước tiên tiến đã nhanh chóngứng dụng kỹ thuật này để sản xuất rau sạch, cây kiểng.  64 Coâng ngheä sinh hoïc thöïc vaät Chöông 7. Kyõ thuaät thuûy canh Trong tương lai, khi dân số ngày một gia tăng, đời sống được nâng cao,đất đai trở nên khan hiếm, thì kỹ thuật thủy canh sẽ dần thay thế phương pháptrồng trọt truyền thống. Vì không chỉ đem lại những món lợi nhuận khổng lồ chongành nông nghiệp, kỹ thuật này còn giúp giữ gìn môi trường được trong sạch,đây chính là mục tiêu được coi trọng hàng đầu để góp phần nâng cao chất lượngcuộc sống của con người. Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh: Không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy cóthể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi, cũng nhưtại gia đình trên sân thượng, balcon. Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới. Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ. Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác. Năng suất cao vì có thể trồng liên tục. Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất. Giàu dinh dưỡng và tươi ngon. Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già, trẻ em đều có thể tham giahiệu quả. Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh Vốn đầu tư ban đầu cao do chi phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí nàykhông phải là cao so với những chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng,thuê nhân công. Hơn nữa, các máy móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần nênchỉ tốn chi phí cho đầu tư ban đầu. Đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điềunày gây trở ngại cho việc đưa phương pháp thủy canh mở rộng đại trà. Trong quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, thực vật làm thay đổi độ pHtrong dung dịch thủy canh. Do đó, cần phải điều chỉnh pH mỗi ngày. Giá trị pHtối thích từ khoảng 5.8 – 6.5. Giá trị pH càng chênh lệch khỏi khoảng này thìmức độ ảnh hưởng không tốt lên hệ thống thủy canh càng lớn. Ngoài ra, những thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường cũng như việccung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng có thể gây ra những triệuchứng rối loạn sinh lý ở cây (như hiện tượng thối quả cà chua, nứt quả cà chua).1.2. Các yêu cầu cơ bản của hệ thống thủy canh Đất có khả năng duy trì nhiệt độ và độ thoáng khí cần thiết cho sự sinhtrưởng rễ. Khi đất bị thoái hoá, sự sinh trưởng và năng suất cây cũng giảm do độthoáng khí và nhiệt độ không phù hợp. Việc trồng cây không thể thực hiện trongđiều kiện thoát nước kém do những vấn đề trên. Đất tự điều chỉnh để phù hợp với  65 Coâng ngheä sinh hoïc thöïc vaät Chöông 7. Kyõ thuaät thuûy canhsự tăng trưởng của cây, đó gọi là hoạt động đệm của đất. Thực vật cũng hấp thucác chất dinh dưỡng được tiết ra thông qua sự khoáng hóa tự nhiên. Trong một dung dịch, hoặc môi trường trơ, việc duy trì độ acid hay độkiềm (dựa vào pH), độ dẫn điện (EC) trong một khoảng giá trị phù hợp với hệthống rễ của thực vật được gọi là hoạt động đệm. Việc này cần phải được thựchiện nhân tạo trong các hệ thống thủy canh. Ở bất kỳ hệ thống thủy canh nào, cácyêu cầu cơ bản sau cần được duy trì ở mức độ thích hợp: ...

Tài liệu được xem nhiều: