Danh mục

CHƯƠNG VII. NITƠ PHOSPHO

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nitơ, photpho thuộc phân nhóm chính nhómV. Nguyên tử của chúng có 5e ở lớp ngoài cùng (trong đó có 3e độc thân ở phân lớp np). Chúng là những phi kim1. Cấu tạo nguyên tử  Nitơ có cấu hình electronDo có 3 e độc thân nên nitơ có khả năng tạo ra ba liên kết cộng hoá trị với nguyên tố khác.  Độ âm điện của N là 3, chỉ nhỏ hơn của F và O, do đó N có số oxi hoá dương trong hợp chất với 2 nguyên tố này. Còn trong các hợp chất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG VII. NITƠ PHOSPHO CHƯƠNG VII. NITƠ PHOSPHO Nitơ, photpho thuộc phân nhóm chính nhómV. Nguyên tử của chúng có 5e ở lớp ngoàicùng (trong đó có 3e độc thân ở phân lớp np). Chúng là những phi kimI. Nitơ 1. Cấu tạo nguyên tử  Nitơ có cấu hình electron Do có 3 e độc thân nên nitơ có khả năng tạo ra ba liên kết cộng hoá trị với nguyên tốkhác.  Độ âm điện của N là 3, chỉ nhỏ hơn của F và O, do đó N có số oxi hoá dương tronghợp chất với 2 nguyên tố này. Còn trong các hợp chất khác, nitơ có số oxi hoá âm. Số oxi hoá của N : 3, 0, +1, +2, +3, +4 và +5.  Nitơ tồn tại bền ở dạng phân tử N2 (N  N).  Nguyên tố nitơ tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị với tỷ lệ 272 : 1. Nitơ vàchiếm 0,01% khối lượng vỏ Trái Đất. Dạng tồn tại tự do là những phân tử hai nguyên tử. 2. Tính chất vật lý Nitơ là chất khí, không màu, không mùi, không cháy, hoá l ỏng ở 195,8oC và hoá rắnở 209,9oC. Nitơ nhẹ hơn không khí (d = 1,2506g.lít ở đktc), hoà tan rất ít trong nước. 3. Tính chất hoá học Vì có liên kết ba nên phân tử N2 rất bền, chỉ ở nhiệt độ rất cao mới phân li thànhnguyên tử. Do vậy ở nhiệt độ thường nitơ rất trơ, không phản ứng với các nguyên tốkhác. Ở nhiệt độ cao, đặc biệt là có chất xúc tác, nitơ phản ứng với nhiều nguyên tố kim loạivà phi kim. a) Tác dụng với hiđro Ở 400oC, có bột Fe xúc tác, áp suất cao, N2 tác dụng với H2. Phản ứng phát nhiệt: b) Tác dụng với oxi Ở 3000oC hoặc có tia lửa điện, N2 tác dụng với O2. Phản ứng thu nhiệt: Ở nhiệt độ thường, NO hoá hợp ngay với O2 của không khí tạo ra NO2 màu nâu: c) Tác dụng với kim loại: Nitơ không phản ứng trực tiếp với halogen, lưu huỳnh. 4. Điều chế và ứng dụng a) Trong công nghiệp : Hoá lỏng không khí, sau đó chưng cất phân đoạn và thu N2 ở -196oC. b) Trong phòng thí nghiệm: Nhiệt phân 1 số muối amoni. Ví dụ: Nitơ chủ yếu được dùng để sản xuất amoniac, axit nitric, phân đạm, tạo môi trườnglạnh. 5. Các hợp chất quan trọng của nitơ. a) Amoniac Phân tử NH3 tồn tại trong không gian dưới dạng tứ diện, góc liên kết là 109o28 (baliên kết tạo thành bởi 3 obitan lai hoá sp3 của N) Liên kết giữa N và 3H là liên kết cộng hoá trị có cực, cặp e dùng chung lệch về phía N.Phân tử NH3 là phân tử phân cực, ở N còn 1 cặp electron tự do làm cho NH3 tạo đượcliên kết hiđro.  Tính chất vật lý: NH3 là chất khí không màu, mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong H2O(ở 20oC, một thể tích nước có thể hoà tan 700 thể tích NH3 khí). NH3 hoá lỏng ở 33,6oC,hoá rắn ở 77,8oC.  Tính chất hoá học + Tính bazơ: NH3 là một bazơ vì có khả năng nhận proton. Kbazơ = 1,8.103 * NH3 tác dụng với axit tạo thành muối amoni: Dạng ion: Nếu thực hiện phản ứng giữa NH3 (khí) và HCl (khí) thì tạo thành đám khói trắng - đólà những tinh thể rất nhỏ NH4Cl. * Dd NH3 làm xanh quỳ tím, làm hồng phenolphtalein * Dd NH3 tác dụng với dd AlCl3, ZnCl2 tạo kết tủa hiđroxit không tan trong NH3 dư: + Điểm đặc biệt của NH3 là tạo phức với một số ion kim loại như Ag+, Cu2+, Ni2+,Hg2+, Cd2+,… Vì vậy, khi cho dd NH3 tác dụng từ từ với dd muối của các kim loại trên thấy kết tủa(hiđroxit hoặc muối bazơ) sau đó kết tủa tan vì tạo phức: + Tính khử: NH3 cháy trong oxi cho ngọn lửa màu vàng: NH3 cháy trong Cl2 tạo khói trắng NH4Cl và NH3 + HCl = NH4Cl NH3 khử được một số oxit kim loại: + Bản thân NH3 có thể bị nhiệt phân thành N2, H2 : + Các muối amoni dễ bị nhiệt phân: NH4HCO3 là bột nở, ở 60oC đã phân huỷ, được dùng trong công nghệ thực phẩm. + Muối amoni nitrat bị nhiệt phân theo 2 cách:  Điều chế: Điều chế NH3 dựa trên phản ứng. Muốn phản ứng đạt hiệu suất cao cần tiến hành ở áp suất cao (300  1000 atm), nhiệtđộ vừa phải (400oC) và có bột sắt làm xúc tác. Khí N2 lấy từ không khí. Khí H2 lấy từ khí tự nhiên hoặc từ sản phẩm của phản ứng giữa cacbon và H2O.  Ứng dụng: NH3 dùng để điều chế axit HNO3, các muối amoni (NH4Cl, NH4NO3), điều chếxôđa… b) Các oxit của nitơ. Nitơ tạo với oxi 5 loại oxit: N2O, NO, N2O3, NO2 và N2O5. Số oxi hoá: +1, +2, +3, +4, và +5. Chỉ có NO và NO2 điều chế trực tiếp được.  NO2 : khí không màu, mùi dễ chịu, hơi có vị ngọt. N2O không tác dụng với oxi. ở500oC bị phân huỷ thành N2 và O2.  NO: khí không màu, để trong không khí phản ứng với oxi tạo thành NO2 màu nâu.  NO2: khí màu nâu, rất độc, bị đime hoá theo cân bằng. Ở điều kiện thường, tồn tại hỗn hợp NO2 và N2O4. Tỷ lệ số mol NO2 : N2O4 phụ thuộcnhiệt độ. Trên 100oC chỉ có NO2 NO2 là oxit axit hỗn hợp. Khi tác dụng với H2O cho hỗn hợp hai axit: và Khi tác dụng với kiềm được hỗn hợp gồm muối nitrat và muối nitrit. Các oxit NO và NO2 thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất khử mạnh: Và thể hiện tính khử khi gặp chất oxi hoá mạnh như Cl2, Br2 ...

Tài liệu được xem nhiều: