Danh mục

Chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán chấn thương hốc mắt

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 119.88 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán chấn thương hốc mắtKhám lần đầu trong chấn thương hốc mắt là thời gian cơ bản cho tiên lượng. Phải nhanh, sau vài giờ, những máu tụ và phù nề có thể mất trên lâm sàng và trở nên khó, không chính xác. Chẩn đoán hình ảnh phải biết một trong những đặc điểm lâm sàng sau: - Tuổi bệnh nhân, bản chất chấn thương, ngày chấn thương. - Có tổn thương: giảm hay mất thị lực, song thị, khuyết trường nhìn, lồi mắt, vỡ nhãn cầu. - Có bất thường vùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán chấn thương hốc mắt Chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán chấn thương hốc mắtKhám lần đầu trong chấn thương hốc mắt là thời gian cơ bản cho tiên lượng. Phảinhanh, sau vài giờ, những máu tụ và phù nề có thể mất trên lâm sàng và trở nênkhó, không chính xác.Chẩn đoán hình ảnh phải biết một trong những đặc điểm lâm sàng sau:- Tuổi bệnh nhân, bản chất chấn thương, ngày chấn thương.- Có tổn thương: giảm hay mất thị lực, song thị, khuyết trường nhìn, lồi mắt, vỡnhãn cầu.- Có bất thường vùng hốc mắt: thay đổi bất thường và hạn chế vận nhãn.- Có dị vật nội nhãn hay trong hốc mắt.Trong lúc khám: hai tình huống lâm sàng đặt ra để chụp cắt lớp vi tính: giảmnhanh thị lực và lồi mắt chứng tỏ có chèn ép dây thị giác.Chèn ép dây thị giác phải được phẫu thuật trong vòng 6 giờ.Tất cả các trường hợp khác không cần thiết chụp cắt lớp vi tính cấp cứu. Ngược lại,thời gian từ 2 đến 5 ngày là tốt nhất. Thực tế trong 2 ngày đầu tiên, hốc mắt ítnhiều xưng nề bởi tụ máu và dịch phù nề nên hạn chế đặt vấn đề phẫu thuật. Mặtkhác, phải ổn định những gãy xương hốc mắt sau 15 ngày.Những phương tiện chẩn đoán hình ảnh:- Chụp Xquang quy ước: với Film Blondeau và hốc mắt thẳng nghiêng đủ để chẩnđoán hình ảnh tổn thương xương hốc mắt.- Chụp cắt lớp vi tính: với các lớp cắt axiales và coronales theo đường P.N.O(passer neuro-optique) 3-5mm liên tiếp qua hốc mắt.- Cộng hưởng từNhững vỡ xương hốc mắt: thực sự hay gặp là sàn và thành trong. Những vỡ riêngbiệt trần, thành ngoài hoặc đỉnh có thể thường gặp trong bệnh cảnh chấn thươnglan toả.- Vỡ sàn hốc mắt:Hay gặp khi tác động trực tiếp hay gián tiếp trên nhãn cầu, phải xác định nguy cơtăng áp lực nội nhãn vì sàn hốc mắt mong manh nên dễ vỡ thành nhiều mảnh.Những mảnh này thường còn gắn với màng xương nên hiếm khi tách rời hay rơivào xoang hàm. Khi tác động lên trực tiếp sàn hốc mắt, những mảnh vỡ có thể trảidọc từ trước ra sau trên sàn hốc mắt. Trong cả hai trường hợp trên có thể gây thoátvị tổ chức mềm vào xoang hàm thường là tổ chức mỡ ngoài chóp cơ. Hiếm khithấy thoát vị cơ thẳng dưới. Khi vỡ liên quan phần lớn sàn hốc mắt thường gây sậpsàn hốc mắt mà không có thoát vị tổ chức.- Vỡ thành trong hốc mắt:Loại gãy này do tác động lên nền tháp mũi, thường phối hợp vỡ mũi. Trên thànhtrong hốc mắt, vỡ xương hay liên quan đến xương lệ và mỏm hốc mắt của xoangsàng. Khi thấy khí trong hốc mắt là một dấu hiệu lâm sàng rất đặc thù, xảy ra trongvòng 24 giờ sau chấn thương nguyên nhân cố sì mũi hay hắt hơi. Ngoài xưng nềmi trên sớm thì Xquang quy ước không thấy nhưng hai dấu hiệu gián tiếp là hìnhkhí dưới trần hốc mắt và hình sáng đồng đều xoang sàng sau do tràn máu trongxoang và thoát vị tổ chức mềm. Chụp cắt lớp vi tính thấy di lệch mảnh xươngtrong xoang sàng sau, cơ thẳng trong đôi khi lọt vào trong xương.- Vỡ trần hốc mắt:Thường do vỡ bờ trên hốc mắt hoặc sau xoang trán lan dọc từ trước ra sau đến trầnhốc mắt đôi khi lan đến đỉnh hoặc cánh lớn xương bướm. Loại vỡ này hay gây sẹoxơ cơ (cơ chéo trên, cơ nâng mi trên, thẳng trên).- Vỡ đỉnh hốc mắt:Hiếm gặp hơn, nhưng nguy hiểm. Vỡ có thể ở vị trí thành bên xoang bướm, trêncánh nhỏ hoặc mỏm chân bướm trước. Vỡ có thể lan toả từ trần hốc mắt hoặc vòmphần ngang cánh lớn xương bướm. Nguy cơ trực tiếp đến dây thị giác, hoặc tụmáu hay viêm tổ chức hốc mắt sau chấn thương.Những biến chứng vỡ xương hốc mắtRất khác nhau, hoặc ngay lúc chhấn thương hoặc sớm, mặt khác có thể biểu hiệnsau nhiều tuần hoặc tháng.Chèn ép dây thị giác:Hiếm gặp và kết quả của 3 yếu tố sau- Vỡ xương hốc mắt- Tụ máu trong hốc mắt- Viêm tổ chức hốc mắt.Mất thị lực ngay sau chấn thương thường do đụng dập hay rách một phần dây thịgiác. Giảm thị lực nhanh, liệt vận nhãn hay lồi mắt xuất hiện trong 2 đến 3 giờ sauchấn thương chứng tỏ chèn ép dây thị giác cần được phát hiện trong 6 giờ đầu vàphải chụp cắt lớp vi tính cấp cứu theo đường P.N.O.Tổn thương nhãn cầu:Những chấn thương khác nhau trên nhãn cầu có thể xác định trên chụp cắt lớp vitính như: xuất huyết nội nhãn, bong võng mạc, lệch thuỷ tinh thể, vỡ nhãn cầu, dịvật nội nhãn. Đụng dập nhãn cầu và xuất huyết nội nhãn đôi khi không phải lànguyên nhân mà thường do dị vật kim loại trong nội nhãn, dễ phát hiện và khu trú.Rối loạn vận nhãn:Thường do vỡ sàn hốc mắt. Song thị khi nhìn lên có thể do:- Thoát vị tổ chức mỡ- Tổn thương dây vận nhãn- Tổn thương và dịch chuyển cơ thẳng dưới- Lõm nhãn cầu.Cần chụp cắt lớp vi tính để phân tích cơ thẳng dưới và vùng xung quanh.Tắc tuyến lệ:Ống lệ-mũi có thể bị tổn thương do: vỡ tháp đá, giãn khớp sọ mặt, vỡ xoang tránsàng, vỡ xoang hàm-vòm. Vỡ ống lệ mũi thường thấy trên các lớp cắt axiales vàđôi khi trên tái tạo hình ảnh các lớp cắt sagittales. Tắc tuyến lệ sau chấn thươngphù hợp với chảy nước mắt mà vị trí ở túi l ...

Tài liệu được xem nhiều: