Danh mục

Chuyện Cây Cầu Làng Lão Hâm

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 90.64 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hà nội vào thu, những cơn nắng gắt dùng dằng không chịu bỏ đi, còn cô nàng Cúc Vàng vẫn còn e thẹn chưa ló mặt. Cứ vào những lúc chuyển mùa thế này lão Hâm lại bâng khuâng nhớ quê, cái quê mà có bầu lão làm trưởng thôn hoặc cho tiền lão cũng chẳng về sinh sống, thôi đành phó mặc mấy sào vườn ông bà để lại cho mấy đứa cháu muốn làm gì thì làm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyện Cây Cầu Làng Lão HâmChuyện Cây Cầu Làng Lão Hâm Sưu Tầm Chuyện Cây Cầu Làng Lão Hâm Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 17-October-2012Hà nội vào thu, những cơn nắng gắt dùng dằng không chịu bỏ đi, còn cô nàng Cúc Vàng vẫncòn e thẹn chưa ló mặt. Cứ vào những lúc chuyển mùa thế này lão Hâm lại bâng khuâng nhớquê, cái quê mà có bầu lão làm trưởng thôn hoặc cho tiền lão cũng chẳng về sinh sống, thôiđành phó mặc mấy sào vườn ông bà để lại cho mấy đứa cháu muốn làm gì thì làm. Quê hươngđúng là chùm khế ngọt thật, nhưng ta là người chứ không phải là chim, không thể sống cầm hơibằng vài dăm quả khế mỗi ngày.Lão lại sực nhớ một bài hát nữa (Giòng sông tuổi thơ) có câu “quê hương ai cũng có một dòngsông êm đềm” (bài này giai điệu cũng tây tây, có phải đạo nhạc không nhỉ?) vì làng quê lão nằmngay bên sông. Con sông bé thôi, to hơn con kênh Nam Bộ một chút.Hồi bé lão phải đi đò qua sông đến lớp học. Ôi, lắm kỷ niệm chung quanh chuyện đi đò lắm, kểra quá dài dòng, tôi chỉ xin kể một chuyện một lần đò bị lật do chở quá tải và do ông lái trót làmvài ba ly rượu trắng trước đó. Vừa rơi xuống sông, lão Hâm lặn sâu rồi ngoi lên cách chỗ con đònằm sấp khoảng mươi mét, thấy dăm bảy cái đầu người làng đang thò thụt trên mặt nước. Làdân vùng trũng, ai cũng biết bơi nên mọi người từ từ tìm cách vào bờ được, duy có con bé Tĩncùng lớp với lão là không biết bơi, đang giã gạo một chỗ. Lão Hâm bơi đến gần con bé, chưakịp làm gì thì đã bị nó túm chặt, dìm lão cùng chìm xuống nước. Trong đầu lão loé lên lời dặncủa cha: “Trong trường hợp như thế con hãy túm vào chỗ kín của đàn bà”. Lão thao tác nhanhgọn và thấy ngay kết quả. Con Tĩn buông lão ra, hai tay thu về che chỗ đặc trưng giới nữ củamình. Cho chắc ăn, lão Hâm đấm thêm vài quả vào ngực Tĩn cho nó ngất xỉu đi rồi vòng ra saulưng cô bé, từ từ bơi ngửa dìu nó vào bờ.Mấy chục năm sau, trong một lần tham gia đoàn quy hoạch phát triển cụm cơ khí huyện (thời kỳmỗi huyện là một pháo đài XHCN) về làm việc với huyện nhà, lão được bà Nguyễn thị NgọcTĩnh phó Chủ tịch huyện tiếp và làm việc. Cô bé Tĩn ngày nào cứ nằng nặc kéo lão về nhà ăncơm, giới thiệu hai cô con gái Bích Thuỷ và Thanh Thuỷ giống hệt mẹ. Đặt tên con là Thuỷ đểkỷ niệm một ngày sông nước? Lão Hâm tủm tỉm với câu hỏi đó trong lòng.Chuyện lật đò hết lần này đến lần khác làm dân làng bức xúc, càng bức xúc nữa là buộc phảisang bên kia sông mới ra được huyện lộ, ách tắc giao thông thế thì làm sao làng ta đi lên bằngchị bằng em được. Người nhà quê sẵn sàng mất hết mọi thứ, trừ cái “bằng chị bằng em”. LàngTrang 1/5 http://motsach.infoChuyện Cây Cầu Làng Lão Hâm Sưu Tầmbên có người sắm được cái máy khâu con bướm, làng mình chưa ai có - tức! Làng mình có anhbộ đội phục viên mở cái tran-xi-to kêu oang oang, làng chúng nó chưa ai có – khoái!Thế là người ta đi dần đến ý tưởng làm cầu. Khốn nạn là ý tưởng thiên tài ấy nó không sinh ratrong đầu các vị bô lão cũng như chính quyền thôn mà nó lại đẻ ra từ miệng thằng Tèo chăn vịt:“Làm mẹ nó cái cầu mà đi cho sướng!”. Ông trưởng thôn tóm ngay lấy câu này, biến thành ýtưởng của mình, liền tập hợp bộ tứ, mời các vị cao niên cùng tham gia, sau một hồi ní nuận rôngdài, ông tóm lại:- Làng ta phải xây một cây cầu sang sông, ý các cụ thế nào?Khốn nạn, lại khốn nạn nữa, dân nhà quê đã không bàn thì thôi, hễ bàn thì đếch bao giờ bànxong. Cầu ư? Tiền đâu mà làm? - Tiền dân đóng góp, kết hợp xin thêm Xã, Xã không có ta xinHuyện, chú Tân làng mình làm thư ký Ủy ban huyện chẳng nhẽ không ra tay giúp làng à? - Thếxây cầu gì, cầu tre, cầu gỗ, cầu gạch hay bê tông cốt sắt? Giời ạ, cứ thống nhất chủ trương làmcầu rồi sẽ bàn tiếp chuyện làm cầu gì sau! - Ông bảo tôi ngu hả, cầu bê tông cốt thép dân làngkhông đủ tiền đóng góp, may ra làm cái cầu tre, mỗi nhà góp dăm cây tre là được. Bàn thì phảibàn cụ thể, bàn khơi khơi như các ông tôi đxx thèm bàn nữa!Cứ thế hết dăm bảy đêm ngồi bàn đến lúc gà sắp gáy, hút hết mấy chục gói thuốc lào, các vịchức sắc làng lão Hâm mới tạm đi đến kết luận:1. Làm cầu.2. Tiền tới đâu làm cầu tới mức đó.Gần 8 tháng sau dân làng vẫn còn nhiều người chưa đóng tiền. - Nhà tôi trên răng dưới catút,đợi khi nào có tiền tôi sẽ nộp. - Dưng cơ mà ngày xưa đóng thuế theo suất đinh, sao bây giờ cácông thu theo khẩu? Nhà tôi toàn con gái, tôi chỉ đóng một suất thôi! (Thằng ngu, con gái thì nótung cánh bướm mà bay qua sông chắc?). - Tôi không có tiền tôi đóng bằng công có đượckhông? – Các ông vẽ chuyện làm cầu, thu tiền của dân mang đi buôn trâu thì sao?.... Vô thiênlủng các thứ lý sự, ...

Tài liệu được xem nhiều: