Danh mục

Chuyên đề 12: Lặng lẽ Sa Pa

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.07 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Lặng lẽ Sa Pa” là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo, độc đáo làm say đắm lòng người. Vẻ đẹp Sa Pa bắt đầu bằng những rặng đào với những đường núi quanh co uốn lượn kề bên con thác trắng xóa. Sa Pa còn đẹp và thơ mộng hơn bởi những cánh đồng cỏ trong thung lũng, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang tung tăng gặm cỏ.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề 12: Lặng lẽ Sa PaCHUYÊN ĐỀ 12: “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long. Theo admin Học văn lớp 9 – CH - https://www.facebook.com/hocvanlop9 *Khái quát về tác giả, tác phẩm: - Nói đến nhà văn Nguyễn Thành Long là người ta nó i đến một cây bút nghệ thuật cần mẫn, nghiêm túc, nhiệt thành xâm nhập vào thực tế. - Được độc giả yêu quí về một lối văn lịch lãm và tinh tế. Văn của Nguyễn Thành Long gọi là một thứ thơ bằng văn xuôi về cuộc sống mới, con người mới. - Hoàn cảnh sáng tác: Sau chuyến đi công tác mùa hè 1970. Ông đã bắt gặp được câu chuyện này ở trên đỉnh Yên Sơn. Bằng sự nhạy cảm và sáng tạo, nhà văn đã tạo ra những âm vang trong lặng lẽ. - Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là có cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên làm công tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại một ấn tượng gợi nhiều suy nghĩ. - Chủ đề: Khám phá, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của những con người lao động: vô tư và lặng thầm lao động cống hiến cho đất nước. Đó là vẻ đẹp một thời. Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để thấy vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa và con người Sa Pa. I. Mở bài: “Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý!” Câu nói đầy ý nghĩa của nhà khoa học A.Einstein khiến ta phải trăn trở, suy nghĩ về cuộc sống, về bổn phận của mỗi con người trong cuộc đời này.Lời ngụ ý ấy đựơc nhà văn Nguyễn Thành Long gửi gắm qua một tác phẩm bàng bạc chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình - “ Lặng lẽ Sa Pa”.Đến với tác phẩm, ta không chỉ say sưa, ngây ngất trong chất men say trữ tình lãng mạn của một thiên nhiên nên thơ, mà còn thán phục những con người âm thầm làm việc quên mình vì người khác, cống hiến cho Tổ quốc. II. Thân bài: 1. Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa -Trước hết,”Lặng lẽ Sa Pa” là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo, độc đáo làm say đắm lòng người. - Vẻ đẹp Sa Pa bắt đầu bằng những rặng đào với những đường núi quanh co uốn lượn kề bên con thác trắng xóa. - Sa Pa còn đẹp và thơ mộng hơn bởi những cánh đồng cỏ trong thung lũng, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ - Trong khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, đất trời, điểm xuyết những tia nắng thật kì lạ: “ Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc…”, rồi “nắng mạ bạc cả con đèo”. - Mây Sa Pa cũng được tác giả tả rất nhiều và rất lạ: “Mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia. Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng”, rồi “mâ y bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe” - Không chỉ có vậy, Sa Pa còn được tô điểm thêm những màu sắc tươi sáng của các loại cây lạ, và nhất là các loại hoa. Thật bất ngờ khi nhìn thấy “những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”. Còn hoa ở Sa Pa thật đẹp, ngay giữa mùa hè đã rực rỡ ngát hương với “ hoa dơn, thược dược, lay ơn, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… =>Phong cảnh Sa Pa đẹp biết nhường nào. Được ngắm nhìn thiên nhiên Sa Pa ta có cảm giác như được chiêm ngưỡng những tác phẩm hội họa lung linh, kì ảo. Con mắt nhìn tinh tế của trái tim nghệ sĩ biết yêu và rung động trước cái đẹp của Nguyễn Thành Long và bút pháp lãng mạn đã chọn lọc được nhữ ng nét đẹp tiêu biểu của thiên nhiên Sa Pa, khơi gợi trong lòng ta một tình yêu quê hương đất nước. 2. Vẻ đẹp của con người Sa Pa Truyện không chỉ là một bức tranh lãng mạn về cảnh đẹp thiên nhiên Sa Pa, mà còn ngợi ca những con người đang say mê lao động với lòng nhiệt huyết đáng trân trọng. a. Nhân vật anh thanh niên: - Hoàn cảnh sống và làm việc: + Lật từng trang văn của Nguyễn Thành Long, ta thấy anh thanh niên 27 tuổi sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ. + Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu . Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng,tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao. “Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc”. + Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, giản đơn…là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức “thèm người”, phải lăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để được gặp gỡ, trò chuyện. + Và anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ, những phẩm chất rất đẹp,giản dị mà sâu sắc. - Trước hết đó là lòng yêu nghề,tinh thần trách nhiệm với công việc: + Anh hiểu rằng, công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người. + Làm việc một mình trên đỉnh núi cao ...

Tài liệu được xem nhiều: