![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Chuyên đề 3 - TIẾNG RU Tố Hữu
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 178.75 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.Một ngôi sao, chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng. Một người- đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề 3 - TIẾNG RU Tố Hữu Chuyên đề 3 - Đọc hiểu TIẾNG RUBài 1 Tố Hữu Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Một ngôi sao, chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng. Một người- đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu? Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn? Tre già yêu lấy măng non Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày. Mai sau con lớn, con bay Các con ôm cả hai tay đất tròn.I. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung:* Đọc: Chậm, nhẹ nhàng, tình cảm.1. Nhan đề của bài thơ gợi cho con suy nghĩ gì?2. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Được chia thành mấy khổ?4. Trong bài có bao nhiêu câu thơ? Phân biệt dòng thơ và câu thơ?5. Trong khổ thơ đầu, con hãy đếm số tiếng và số từ trong mỗi dòng ?6. Từ và tiếng khác nhau như thế nào?7. Trong từng câu thơ, tiếng nào vần với tiếng nào?8. Con có nhận xét gì về nhịp điệu của bài thơ?9. Tìm từ đơn, từ ghép trong khổ thơ thứ nhất?II. Cảm thụ:1. Qua câu hát ru của mình, người mẹ muốn nhắn nhủ đứa con yêu quý điều gì?2. Lời nhắn nhủ ấy được hình dung qua những sự vật cụ thể nào?3. Trong cuộc sống cộng đồng mỗi cá nhân đóng vai trò như thế nào?4. Con rút ra cho mình bài học gì từ bài thơ?III. Luyện tập:1. Đặt câu có sử dụng từ “đồng chí”, “măng non”, “chắt chiu”.2. Viết một đoạn văn ngắn (5 câu) nói lên suy nghĩ của mình sau khi học xong bàithơ.Bài 2Văn bản: ĐẠI BÀNG RỜI TỔ Phong Thu Một sớm kia trên ngọn cây cổ thụ tận đỉnh núi cao, có chú đại bàng non vừarời tổ. Chú ta đứng run rẩy, các ngón chân có vuốt bấu chặt lấy cành cây. Nhưng kìa, sao chú đại bàng chỉ đứng yên. Chú ta khẽ vươn cánh, đụng đậyđầu ngón chân định bay lên, song chú ta thấy sợ. Ôi ! Vực sâu quá và trời kia caoquá. Đại bàng chóng cả mặt, càng bám chặt lấy cành cây hơn. Mặt trời đỏ chói đã trèo lên tới đỉnh núi mà đại bàng vẫn còn như ngủ mơ,hai mắt lim dim. Nỗi sợ hãi vu vơ khiến chú ta buồn rầu, thẫn thờ quay trở về tổ.Chiếc tổ ấm đón chú thật là êm dịu. Chẳng có mây bay trên cao, chẳng phải ngóxuống vực sâu hun hút ... Chỉ có một nỗi buồn không hiểu tại sao mình là một chúđại bàng mà lại yếu ớt thế . Chiều, đại bàng mẹ trở về, thấy con vẫn nằm ngủ yên trong tổ. Những đámlông trên lưng, trên cánh vẫn mượt mịn chứng tỏ nắng gió chưa lùa vào. Đại bàngmẹ kêu lên: - Con vẫn còn ngủ ư?Đại bàng con mở choàng mắt. - Sợ quá mẹ ạ ! Con chẳng dám bay đâu. - Con sợ gì? - Vực sâu, sâu, sâu là...Trời cao, cao, cao là...Đại bàng mẹ lắc đầu: - Vực sâu là để cho ta vượt qua. Trời cao là để cho đại bàng bay lên.Đại bàng con run rẩy: - Nhưng mà cánh của con còn mềm. - Cứ bay lên sẽ cứng. - Nhưng mà con chóng mặt. - Cứ nhìn thẳng sẽ quen.Đại bàng sợ hãi định nũng nịu chờ lòng thương của mẹ. - Mẹ bay với con cơ. Nhờ... mẹ đỡ cho con bay. - Không. Đại bàng không bao giờ bay bằng cánh của người khác dù cánh đólà của bố mẹ mình. Nào, con yêu quý, hãy nhìn thẳng qua vực thẳm mà bay. Đại bàng con bắt buộc phải ra khỏi tổ. Chú ta lại đứng vào cái cành cây màhồi sáng chú ta co ro ở đấy. - Bay đi con ! Đại bàng thoáng nghe tiếng mẹ bay lên. Chú ta nhắm vội mắt, dang cánh ra.Lạ không, thân hình chú ta bỗng lượn lờ, nhẹ bỗng. Chú ta mở mắt và giật mình.Chú ta đang rơi xuống vực. Đại bàng vội đập cánh. Đập thật nhanh và chú ta vượtdần lên. A! Vực đang tụt xuống, và cái cây cao lúc nãy đang tụt xuống! Đại bàngvùng vẫy mạnh hơn. Đang lúc đó chú nghe có tiếng mẹ gọi: - Bay đi! Bay đi con! Đại bàng mẹ đã ở xa vẫy gọi chú. Nắng lấp loá trên cao và toàn thân đại bàng tắm trong nắng chiều rực như lửacháy. Thế là chú ta đã có được đôi cánh của đại bàng - đôi cánh của chú ta.I. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung:* Đọc: Mạch lạc, rõ ràng Diễn cảm ở những lời đối thoại.1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?2. Con hiểu gì về nhan đề của truyện?3. Nhân vật chính của truyện là ai?4. Sự việc chính của truyện là gì? Diễn ra trong thời gian nào? Ở đâu?5. Truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?II. Cảm thụ:1. Tìm những từ ngữ miêu tả tâm trạng của đại bàng trong lần tập bay lần thứ nhất?Con có nhận xét gì về đại bàng con?2. Khi ở trong tổ ấm, đại bàng con đã làm gì? Đại bàng đã trả lời ra sao trước những câu hỏi của mẹ? Theo con, đại bàng mẹ sẽ nghĩ gì về con của mình? Con có nhân xét gì về thái độ của đại bàng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề 3 - TIẾNG RU Tố Hữu Chuyên đề 3 - Đọc hiểu TIẾNG RUBài 1 Tố Hữu Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Một ngôi sao, chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng. Một người- đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu? Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn? Tre già yêu lấy măng non Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày. Mai sau con lớn, con bay Các con ôm cả hai tay đất tròn.I. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung:* Đọc: Chậm, nhẹ nhàng, tình cảm.1. Nhan đề của bài thơ gợi cho con suy nghĩ gì?2. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Được chia thành mấy khổ?4. Trong bài có bao nhiêu câu thơ? Phân biệt dòng thơ và câu thơ?5. Trong khổ thơ đầu, con hãy đếm số tiếng và số từ trong mỗi dòng ?6. Từ và tiếng khác nhau như thế nào?7. Trong từng câu thơ, tiếng nào vần với tiếng nào?8. Con có nhận xét gì về nhịp điệu của bài thơ?9. Tìm từ đơn, từ ghép trong khổ thơ thứ nhất?II. Cảm thụ:1. Qua câu hát ru của mình, người mẹ muốn nhắn nhủ đứa con yêu quý điều gì?2. Lời nhắn nhủ ấy được hình dung qua những sự vật cụ thể nào?3. Trong cuộc sống cộng đồng mỗi cá nhân đóng vai trò như thế nào?4. Con rút ra cho mình bài học gì từ bài thơ?III. Luyện tập:1. Đặt câu có sử dụng từ “đồng chí”, “măng non”, “chắt chiu”.2. Viết một đoạn văn ngắn (5 câu) nói lên suy nghĩ của mình sau khi học xong bàithơ.Bài 2Văn bản: ĐẠI BÀNG RỜI TỔ Phong Thu Một sớm kia trên ngọn cây cổ thụ tận đỉnh núi cao, có chú đại bàng non vừarời tổ. Chú ta đứng run rẩy, các ngón chân có vuốt bấu chặt lấy cành cây. Nhưng kìa, sao chú đại bàng chỉ đứng yên. Chú ta khẽ vươn cánh, đụng đậyđầu ngón chân định bay lên, song chú ta thấy sợ. Ôi ! Vực sâu quá và trời kia caoquá. Đại bàng chóng cả mặt, càng bám chặt lấy cành cây hơn. Mặt trời đỏ chói đã trèo lên tới đỉnh núi mà đại bàng vẫn còn như ngủ mơ,hai mắt lim dim. Nỗi sợ hãi vu vơ khiến chú ta buồn rầu, thẫn thờ quay trở về tổ.Chiếc tổ ấm đón chú thật là êm dịu. Chẳng có mây bay trên cao, chẳng phải ngóxuống vực sâu hun hút ... Chỉ có một nỗi buồn không hiểu tại sao mình là một chúđại bàng mà lại yếu ớt thế . Chiều, đại bàng mẹ trở về, thấy con vẫn nằm ngủ yên trong tổ. Những đámlông trên lưng, trên cánh vẫn mượt mịn chứng tỏ nắng gió chưa lùa vào. Đại bàngmẹ kêu lên: - Con vẫn còn ngủ ư?Đại bàng con mở choàng mắt. - Sợ quá mẹ ạ ! Con chẳng dám bay đâu. - Con sợ gì? - Vực sâu, sâu, sâu là...Trời cao, cao, cao là...Đại bàng mẹ lắc đầu: - Vực sâu là để cho ta vượt qua. Trời cao là để cho đại bàng bay lên.Đại bàng con run rẩy: - Nhưng mà cánh của con còn mềm. - Cứ bay lên sẽ cứng. - Nhưng mà con chóng mặt. - Cứ nhìn thẳng sẽ quen.Đại bàng sợ hãi định nũng nịu chờ lòng thương của mẹ. - Mẹ bay với con cơ. Nhờ... mẹ đỡ cho con bay. - Không. Đại bàng không bao giờ bay bằng cánh của người khác dù cánh đólà của bố mẹ mình. Nào, con yêu quý, hãy nhìn thẳng qua vực thẳm mà bay. Đại bàng con bắt buộc phải ra khỏi tổ. Chú ta lại đứng vào cái cành cây màhồi sáng chú ta co ro ở đấy. - Bay đi con ! Đại bàng thoáng nghe tiếng mẹ bay lên. Chú ta nhắm vội mắt, dang cánh ra.Lạ không, thân hình chú ta bỗng lượn lờ, nhẹ bỗng. Chú ta mở mắt và giật mình.Chú ta đang rơi xuống vực. Đại bàng vội đập cánh. Đập thật nhanh và chú ta vượtdần lên. A! Vực đang tụt xuống, và cái cây cao lúc nãy đang tụt xuống! Đại bàngvùng vẫy mạnh hơn. Đang lúc đó chú nghe có tiếng mẹ gọi: - Bay đi! Bay đi con! Đại bàng mẹ đã ở xa vẫy gọi chú. Nắng lấp loá trên cao và toàn thân đại bàng tắm trong nắng chiều rực như lửacháy. Thế là chú ta đã có được đôi cánh của đại bàng - đôi cánh của chú ta.I. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung:* Đọc: Mạch lạc, rõ ràng Diễn cảm ở những lời đối thoại.1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?2. Con hiểu gì về nhan đề của truyện?3. Nhân vật chính của truyện là ai?4. Sự việc chính của truyện là gì? Diễn ra trong thời gian nào? Ở đâu?5. Truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?II. Cảm thụ:1. Tìm những từ ngữ miêu tả tâm trạng của đại bàng trong lần tập bay lần thứ nhất?Con có nhận xét gì về đại bàng con?2. Khi ở trong tổ ấm, đại bàng con đã làm gì? Đại bàng đã trả lời ra sao trước những câu hỏi của mẹ? Theo con, đại bàng mẹ sẽ nghĩ gì về con của mình? Con có nhân xét gì về thái độ của đại bàng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ngữ văn lớp 12 tài liệu văn lớp 12 văn học việt nam ngữ văn trung học giáo án ngư vănTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 384 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 355 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 288 0 0 -
Giáo án môn Ngữ văn 8 (Học kỳ 2)
243 trang 256 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 241 0 0 -
91 trang 182 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 169 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 150 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 145 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 134 0 0