Chuyên đề cao học Phân tầng xã hội và nghèo khổ - Nguyễn Hữu Minh
Số trang: 130
Loại file: pdf
Dung lượng: 614.21 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chuyên đề cao học Phân tầng xã hội và nghèo khổ nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản: những khái niệm cơ bản về phân tầng xã hội, kiến thức về các kiểu cấu trúc phân tầng xã hội, các cách giải thích về phân tầng xã hội, các phương pháp đo lường phân tầng xã hội, phân tầng xã hội ở Việt Nam, các khái niệm cơ bản về nghèo khổ, chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, nghèo khổ đô thị ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề cao học Phân tầng xã hội và nghèo khổ - Nguyễn Hữu Minh VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ CAO HỌC PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ NGHÈO KHỔ Người biên soạn: Nguyễn Hữu Minh HÀ NỘI 2006 GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 1. Số đơn vị học trình: 2 đvht = 30 tiết 2. Phân bổ thời gian: - Trình bày: 25 tiết - Thảo luận: 5 tiết 3. Mục tiêu môn học: Chuyên đề được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản: Những khái niệm cơ bản về phân tầng xã hội. Kiến thức về các kiểu cấu trúc phân tầng xã hội. Các cách giải thích về phân tầng xã hội. Các phương pháp đo lường phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội ở Việt Nam. Các khái niệm cơ bản về nghèo khổ Chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Nghèo khổ đô thị ở Việt Nam 4. Hình thức đánh giá kết quả: - Bài đọc và thảo luận trên lớp: 40% tổng điểm - Tiểu luận: 60% tổng điểm 2 MỤC LỤC Nội dung Trang GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 2 MỤC LỤC 3 Bài 1 Khái niệm cơ bản về phân tầng xã hội 4 Bài 2 Đo lường phân tầng xã hội 25 Bài 3 Phân tầng xã hội ở Việt Nam 33 Bài 4 Đo lường nghèo khổ và tiêu chí nhận diện nghèo khổ 45 ở Việt Nam Bài 5 Nghèo khổ đô thị ở Việt Nam 70 Bài 6 Chương tr ình xóađói gi m nghèo ở Việt Nam và ả 98 những thách thức trong giai đoạn mới Thảo luận 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 3 Bài 1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI Thời lượng: 5 tiết I. Một số khái niệm cơ bản về phân tầng xã hội 1. Cách tiếp cận của Mác và Weber về phân tầng xã hội a) Quan niệm Mác Xít: Giai cấp (class) được quyết định hoàn toàn bởi mối quan hệ của cá nhân với phương thức sản xuất. Mối quan hệ với phương thức sản xuất có liên hệ với nghề nghiệp nhưng không hoàn toàn như nhau. Yếu tố chủ chốt ở đây không phải là thu nhập hay nghề nghiệp mà liệu cá nhân có kiểm soát công cụ hay phương thức sản xuất của họ hay không, có nghĩa là có kiểm soát cơ hội cuộc sống của họ hay không. Các giai cấp khác nhau là do địa vị kinh tế của chúng trong xã hội khác nhau. Địa vị ấy không phải được hiểu một cách giản đơn là “người tổ chức” và “người chấp hành” mà bao gồm hàng loạt các mối quan hệ xã hội giữa người và người trong sản xuất. Điều có ý nghĩa quyết định tạo nên việc phân biệt giai cấp là mối quan hệ của các tập đoàn người đối với tư liệu sản xuất. Giai cấp nào nắm các điều kiện vật chất, các phương tiện vật chất, giai cấp ấy sẽ chi phối toàn bộ quá trình sản xuất dưới hình thức này hay hình thức khác. 4 Giai cấp không chỉ là một phạm trù kinh tế mà là một phạm trù xã hội học. Ngoài những sự khác biệt về vật chất, các giai cấp còn khác nhau về lối sống, về tâm lý và tư tưởng. Những yếu tố tinh thần này là yếu tố thứ hai, chúng được sinh ra từ cơ sở kinh tế và phụ thuộc vào yếu tố kinh tế. b) Quan niệm của Weber (nhà xã hội học Đức): Không phản đối việc phân chia giai cấp từ góc độ kinh tế. Tuy nhiên, ông cho rằng việc phân chia nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế là chưa đầy đủ để nhận diện xã hội. Mặc dù vị thế (status) hay uy tín (prestige) về mặt xã hội và quyền lực (power) thường thay đổi theo địa vị kinh tế, chúng cũng có thể có vị trí riêng và có tác động độc lập đến sự bất bình đẳng xã hội. Đặc biệt, uy tín xã hội (prestige) thường đối lập với quyền lực kinh tế. Thay vào hệ thống phân tầng một chiều cạnh của Mác (chỉ chia ra hai giai cấp) Weber đề xuất 3 chiều cạnh độc lập (mặc dù có liên quan với nhau) cần phân tích, dựa vào đó con người có thể được xếp loại trong một hệ thống phân tầng (xem hình vẽ dưới đây). Hình vẽ: (trích theo hình 9.1, trang 220, Brinkerhoff và đồng nghiệp 1997) Giai cấp Mối quan hệ với PTSX Giai cấp Vị thế xã hội Danh dự XH hay 5 Quyền lực Khả năng ảnh hưởng hành động Hệ thống phân tầng có 3 khía cạnh. Giai cấp (class) nói về vị trí của một người trong hệ thống kinh tế của xã hội, dẫn đến những kh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề cao học Phân tầng xã hội và nghèo khổ - Nguyễn Hữu Minh VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ CAO HỌC PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ NGHÈO KHỔ Người biên soạn: Nguyễn Hữu Minh HÀ NỘI 2006 GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 1. Số đơn vị học trình: 2 đvht = 30 tiết 2. Phân bổ thời gian: - Trình bày: 25 tiết - Thảo luận: 5 tiết 3. Mục tiêu môn học: Chuyên đề được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản: Những khái niệm cơ bản về phân tầng xã hội. Kiến thức về các kiểu cấu trúc phân tầng xã hội. Các cách giải thích về phân tầng xã hội. Các phương pháp đo lường phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội ở Việt Nam. Các khái niệm cơ bản về nghèo khổ Chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Nghèo khổ đô thị ở Việt Nam 4. Hình thức đánh giá kết quả: - Bài đọc và thảo luận trên lớp: 40% tổng điểm - Tiểu luận: 60% tổng điểm 2 MỤC LỤC Nội dung Trang GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 2 MỤC LỤC 3 Bài 1 Khái niệm cơ bản về phân tầng xã hội 4 Bài 2 Đo lường phân tầng xã hội 25 Bài 3 Phân tầng xã hội ở Việt Nam 33 Bài 4 Đo lường nghèo khổ và tiêu chí nhận diện nghèo khổ 45 ở Việt Nam Bài 5 Nghèo khổ đô thị ở Việt Nam 70 Bài 6 Chương tr ình xóađói gi m nghèo ở Việt Nam và ả 98 những thách thức trong giai đoạn mới Thảo luận 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 3 Bài 1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI Thời lượng: 5 tiết I. Một số khái niệm cơ bản về phân tầng xã hội 1. Cách tiếp cận của Mác và Weber về phân tầng xã hội a) Quan niệm Mác Xít: Giai cấp (class) được quyết định hoàn toàn bởi mối quan hệ của cá nhân với phương thức sản xuất. Mối quan hệ với phương thức sản xuất có liên hệ với nghề nghiệp nhưng không hoàn toàn như nhau. Yếu tố chủ chốt ở đây không phải là thu nhập hay nghề nghiệp mà liệu cá nhân có kiểm soát công cụ hay phương thức sản xuất của họ hay không, có nghĩa là có kiểm soát cơ hội cuộc sống của họ hay không. Các giai cấp khác nhau là do địa vị kinh tế của chúng trong xã hội khác nhau. Địa vị ấy không phải được hiểu một cách giản đơn là “người tổ chức” và “người chấp hành” mà bao gồm hàng loạt các mối quan hệ xã hội giữa người và người trong sản xuất. Điều có ý nghĩa quyết định tạo nên việc phân biệt giai cấp là mối quan hệ của các tập đoàn người đối với tư liệu sản xuất. Giai cấp nào nắm các điều kiện vật chất, các phương tiện vật chất, giai cấp ấy sẽ chi phối toàn bộ quá trình sản xuất dưới hình thức này hay hình thức khác. 4 Giai cấp không chỉ là một phạm trù kinh tế mà là một phạm trù xã hội học. Ngoài những sự khác biệt về vật chất, các giai cấp còn khác nhau về lối sống, về tâm lý và tư tưởng. Những yếu tố tinh thần này là yếu tố thứ hai, chúng được sinh ra từ cơ sở kinh tế và phụ thuộc vào yếu tố kinh tế. b) Quan niệm của Weber (nhà xã hội học Đức): Không phản đối việc phân chia giai cấp từ góc độ kinh tế. Tuy nhiên, ông cho rằng việc phân chia nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế là chưa đầy đủ để nhận diện xã hội. Mặc dù vị thế (status) hay uy tín (prestige) về mặt xã hội và quyền lực (power) thường thay đổi theo địa vị kinh tế, chúng cũng có thể có vị trí riêng và có tác động độc lập đến sự bất bình đẳng xã hội. Đặc biệt, uy tín xã hội (prestige) thường đối lập với quyền lực kinh tế. Thay vào hệ thống phân tầng một chiều cạnh của Mác (chỉ chia ra hai giai cấp) Weber đề xuất 3 chiều cạnh độc lập (mặc dù có liên quan với nhau) cần phân tích, dựa vào đó con người có thể được xếp loại trong một hệ thống phân tầng (xem hình vẽ dưới đây). Hình vẽ: (trích theo hình 9.1, trang 220, Brinkerhoff và đồng nghiệp 1997) Giai cấp Mối quan hệ với PTSX Giai cấp Vị thế xã hội Danh dự XH hay 5 Quyền lực Khả năng ảnh hưởng hành động Hệ thống phân tầng có 3 khía cạnh. Giai cấp (class) nói về vị trí của một người trong hệ thống kinh tế của xã hội, dẫn đến những kh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phân tầng xã hội Kết cấu phân tầng xã hội Phân tầng xã hội Việt Nam Tài liệu xã hội học Xã hội học đại cương Nghiên cứu xã hội họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Xã hội học nhập môn - Trần Hữu Quang
190 trang 475 4 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
67 trang 232 0 0
-
Tiểu luận: Quy chế dân chủ làng xã, quy chế dân chủ cơ sở
35 trang 133 0 0 -
34 trang 116 0 0
-
Đề cương bài giảng: Xã hội học giáo dục - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
20 trang 100 0 0 -
Tóm tắt bài giảng: Xã hội học đại cương
72 trang 89 0 0 -
0 trang 85 0 0
-
Tiểu luận: Nhóm Xã Hội Gia Đình
13 trang 65 0 0 -
Tiểu luận: Thuyết cấu trúc - chức năng của Robert Merton
10 trang 55 0 0