Tham khảo bài viết chuyên đề : nguyễn ái quốc - hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập_1, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề : Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập_1Chuyên đề : Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lậpII. KIẾN THỨC CƠ BẢNA. NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH1. Cuộc đời (1890- 1969)+ Quê quán: Nam Đàn, Nghệ An > Giàu truyền thống yêu nước.+ Xuất thân: gia đình nhà nho yêu nước.+ Học vấn: thủa bé học chữ Hán sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp> Am hiểu văn hóa, văn học phương Đông (Trung Quốc) và văn hóa, vănhọc phương Tây (Pháp) > hai dòng phương Đông và Phương Tây quyệnchảy trong huyết mạch văn chương.+ Quá trình hoạt động cách mạng:• 1911: ra đi tìm đường cứu nước.• 1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo,viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dântộc thuộc địa.• 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.• 1942-1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở cácnhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc.• 2- 9 - 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập…- Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn họcquí giá.2. Sự nghiệp sáng táca. Quan điểm sáng tác+ Văn học là một thứ vũ khí lợi hại phụng sự cách mạng, nhà văn làngười chiến sĩ xung phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng (“Nay ởtrong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong, “ Văn hoánghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trậnấy.”…)+ Coi trọng tính chân thật và tính dân tộc- Tính chân thật: cảm xúc chân thật, phản ánh hiện thực xác thực.- Tính dân tộc: nội dung hướng vào đời sống cách mạng toàn dân tộc,hình thức ngôn ngữ trong sáng, phát huy “cốt cách dân tộc”, đồng thờiđề cao sự sáng tạo.+ Sáng tác xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết địnhnội dung và hình thức tác phẩm. Bác luôn đặt 4 câu hỏi: Viết cho ai (Đốitượng)? Viết đề làm gì (Mục đích)? Viết cái gì (Nộidung)? Viết như thếnào (Hình thức)?- Tóm lại+ Quan điểm sáng tác được thực thi, thể hiện nhuần nhuyễn, linh hoạttrong tất cả các tác phẩm của Người.+ Hệ thống quan điểm nghệ thuật đúng đắn, có giá trị, thể hiện tầm vóctủ tưởng của một nhà văn lớn.b. Sự nghiệp văn học và phong cách nghệ thuật+ Nhận định chung về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:- Độc đáo, đa dạng- Bắt nguồn từ:• Truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống, quá trình hoạt động cáchmạng, chịu ảnh hưởng và chủ động tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới.• Quan điểm sáng tác.+ Văn chính luận:- Cơ sở: khát vọng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ.- Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, giác ngộquần chúng, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc quanhững chặng đường lịch sử.- Phong cách: ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanhthép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bútpháp.- Tác phẩm tiêu biểu:• Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) tố cáo đanh thép tội ác của thựcdân Pháp ở thuộc địa, lay động người đọc bởi tính chân thực của các sựviệc; tính chân xác của các dẫn chứng; chất sắc sảo, trí tuệ của nghệthuật châm biếm, đả kích; tính mãnh liệt của tình cảm.• Tuyên ngôn độc lập (1945): công bố với toàn thể dân tộc và thế giớisự ra đời của nước Việt Nam độc lập; bố cục ngắn gọn, súc tích; lập luậnchặt chẽ; lí lẽ đanh thép; bằng chứng xác thực; ngôn ngữ hùng hồn,giàu tính biểu cảm; thể hiện những tình cảm cao đẹp của Bác với dântộc, nhân dân, nhân loại…• Các tác phẩm khác: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Khôngcó gì quí hơn độc lập tự do (1966)…+ Truyện và kí- Mục đích:• Vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân,châm biếm sâu cay vua quan phong kiến hèn nhát liếm giầy xâm lược.• Lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào về truyền thống anhdũng bất khuất của dân tộc.- Phong cách: Chất trí tuệ và tính hiện đại trong nghệ thuật trào phúngvùa sắc bén thâm thuý của phương Đông vừa hài hước hóm hỉnh củaphương Tây.- Tác phẩm: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923),Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)…+ Thơ ca: thể hiện sâu sắc nhất phong cách đa dạng độc đáo của Hồ ChíMinh.- Nhật kí trong tù:• Mục đích: sáng tác trong thời gian bị cầm tù trong nhà giam TưởngGiới Thạch từ mùa thu 1942 – mùa thu 1943 > “ngày dài ngâm nguộicho khuây”.• Nội dung: ghi chép chân thực, chi tiết những điều mắt thấy tai nghetrong nhà tù và trên đường đi đày; bức chân dung tự hoạ về con ngườitinh thần Hồ Chí Minh (nghị lực phi thường; tâm hồn khao khát hướngvề Tổ quốc; vừa nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, dễ xúc đông trướcnỗi đau con ngươi vừa tinh tường phát hiện những mâu thuẫn của xãhội mục nát để tạo tiếng cười đầy chất trí tuệ…)- Sáng tác ở Việt Bắc (1941- 1945):Mục đích: tuyên truyền và thể hiện những tâm sự “nỗi nước nhà” của vịlãnh tụ ưu nước ái dân.- Phong cách:• Thơ tuyên truyền: ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, dễ thuộc, dễ nhớ• Thơ nghệ thuật: viết theo hình thức cổ thi hàm súc, có sự kết hợp hàihoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, chất thép và chất tình.B. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP1. Khái quát về tác phẩma. Hoàn cảnh ra đời+ Bối cảnh trong nước:- Cách mạng tháng Tám thành công- 8/1945: tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác soạn thảo bản Tuyênngôn độc lập.- 2- 9- 1945: đọc bản tuyên ngôn tại quảng trường Ba Đình.+ Bối cảnh thế giới:- Miền Bắc: quân Tưởng mà đứng sau là Mĩ đang lăm le.- Miền Nam: quân Anh cũng sẵn sàng nhảy vào.- Pháp: dã tâm xâm lược Việt Nam lần thứ 2.b. Ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học+ Ý nghĩa lịch sử- Mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc: đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàncủa ách phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho đất nuớc và conngười Việt Nam.- Vạch trần luận điệu xảo trá bịp bợm của bọn thực dân, đế quốc, vạchtrần dã tâm xâm lược và bản chất đê hèn của chúng trước nhân dânViệt Nam và dư luận thế giới.- Với nội dung khái quát sâu sắc cùng tầm vóc lớn lao của tư tưởng giảiphóng dân tộc, nó khẳng định giá trị của lập trường tư tưởng chínhnghĩa, nâng cao vị t ...