Danh mục

Chuyên đề: Quản trị tài sản có trong các ngân hàng thương mại - Thực trạng và giải pháp

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 352.51 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuyên đề: Quản trị tài sản có trong các ngân hàng thương mại thực trạng và giải pháp nhằm trình bày về tổng quan về quản trị tài sản có trong các ngân hàng thương mại. Thực trang quản trị tài sản có trong các ngân hàng thương mại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề: Quản trị tài sản có trong các ngân hàng thương mại - Thực trạng và giải pháp BỘ GIÁO DỤC VÀ TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH Chuyên đềQUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP S VTH: Nhóm 4 GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Lớp: Tài chính doanh nghiệp-Đêm 4 Khóa: 19 TP.Hồ Chí M inh - năm 2010Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI S ẢN CÓ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Các khái niệm a/ Tài sản có: là toàn bộ tài sản của ngân hàng được tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể (sự hiện hữu của tài sản) bao gồm: Tiền, vàng, ngoại tệ, các tài sản cố định hữu hình, vô hình, các loại công cụ dụng cụ dùng trong quản lý kinh doanh ngân hàng. Số dư các khoản cho vay và đầu tư tồn tại dưới dạng tài sản tài chính và những tài sản hiện hữu khác. Đứng ở góc độ kinh tế thì tài sản Có là giá trị biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản mà ngân hàng đang có quyền sở hữu một cách hợp pháp. Đó là những tài sản hiện đang được sử dụng cho những mục đích khác nhau nhằm mang lại thu nhập cho ngân hàng. Đứng ở góc độ Kế toán Thống kê, thì tài sản Có là nhữn g tài sản bằng hiện vật hoặc hiện kim, tồn tại bằng hữu hình hoặc vô hình được thể hiện ở bên Có của Bảng Cân đối kế toán, bất kể nó được tạo ra từ nguồn nào.  Tài sản Có = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả  Tài sản Có = Nguồn vốn huy động + Nguồn vốn tự có của NH Theo một cách tiếp cận khác thì tài sản Có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng, là những tài sản được hình thành từ các nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động như dùng vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động như dùn g vốn tự có để xây dựng, mua sắm tài sản Cố định, các công cụ dụng cụ quản lý, các vật liệu giấy tờ, văn phòng phẩm, dùng các nguồn vốn để cho vay, đầu tư tài chính…Tài sản Có trong các ngân hàng thương mại bao gồm tài sản Có nội bảng (Tài sản được phản ánh trong bảng cân đối kế toán) và tài sản Có ngoại bảng (Tài sản Có nằm ngoài bảng cân đối kế toán). b/ Quản trị tài sản Có: Quản trị tài sản có là việc xác lập một cơ chế để phân bổ việc sử dụng nguồn vốn vào các khoản mục khác nhau của tài sản Có sao cho hợp lý và tối ưu nhất, để vừa đảm bảo hiệu quả cao nhưng lại vừa đảm bảo an toàn.GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 2Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp Nói cách khác: Quản trị tài sản có là việc quản lý các danh mục sử dụng vốn của ngân hàng nhằm tạo một cơ cấu tài sản hợp lý nhất gồm ngân quỹ, tín dụng, đầu tư và các tài sản khác. Đảm bảo cho ngân hàng hoạt động kinh doanh ổn định vững chắc vừa an toàn vừa có hiệu quả cao nhất. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, với mục tiêu lợi nhuận càng nhiều càng tốt thì vấn đề quản trị tài sản Có có vị trí đặc biệt quan trọng. Quản trị tài sản Có không chỉ đơn thuần là quản lý tài sản, mà là việc phân bổ nguồn lực để tạo ra những tài sản có khả năng sinh lời cao, đồng thời tạo sự an toàn cao trong phân bổ và sử dụng tài sản. Quản trị tài sản có đóng vai trò trung tâm, chi phối các lĩnh vực quản trị khác trong ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, các nguồn lực về con người, về cơ sở hạ tầng công nghệ, và tất cả nguồn vốn cũng đều hướng đến quản trị tài sản Có sao cho đạt hiệu quả tối ưu. Quản trị tài sản Có gắn liền với quản trị kinh doanh, thực chất của quản trị tài sản Có là quản trị kinh doanh với mục đích an toàn và hiệu quả. Các yếu tố tác động và chi phối đến quản trị tài sản Có: a/ Yếu tố pháp lý: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chính vì vậy mọi lĩnh vực và khía cạnh trong hoạt động đó đều phải dựa vào yếu tố pháp lý. Quản trị tài sản Có, không những là hoạt động có liên quan đến quá trình và kết quả kinh doanh mà còn liên quan đến những vấn đề rủi ro, và vì vậy ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại. Do đó yếu tố pháp lý sẽ ảnh hưởng và chi phối rất mạnh đến hoạt động quản trị nói chung và quản trị tài sản Có nói riêng, hoạt động quản trị luôn dựa vào các văn bản của pháp luật: Bộ luật Dân sự, Luật TCTD, Luật Đất đai, Luật các Công cụ Chuyển nhượng, Luật Thừa kế, Luật Doanh nghiệp. Các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện các luật liên quan. Các quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Thông tư hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật… b/ Yếu tố về quan hệ hai chiều: Quản trị tài sản Có, với trọng tâm là quản trị Tín dụng và quản trị hoạt độn g đầu tư. Các hoạt độn g này đều phải giải quyết mối liên hệ thôn g qua giữa ngân hàng với khách hàng, lợi ích của hai bên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: