Thông tin tài liệu:
Để đáp ứng nhu cầu của học sinh phổ thông có được tài liệu học tập, tham khảo phù hợp giúp củng cố và bổ sung kiến thức học được ở nhà trường, đặc biệt hơn nữa là giúp học sinh có thể tự học để nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo và rèn luyện kĩ năng giải nhanh một số bài tập thường xuất hiện trong các đề thi Tốt nghiệp, Cao đẳng và Đại học trong những năm gần đây của bộ môn Vật lí 12....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề Vật lý 12ĐỒNG NAI - 2010 LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu của học sinh phổ thông có được tài liệu học tập, tham khảo phù hợp giúp củngcố và bổ sung kiến thức học được ở nhà trường, đặc biệt hơn nữa là giúp học sinh có thể tự học để nângcao khả năng tư duy, sáng tạo và rèn luyện kĩ năng giải nhanh một số bài tập thường xuất hiện trong cácđề thi Tốt nghiệp, Cao đẳng và Đại học trong những năm gần đây của bộ môn Vật lí 12. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT – Cao Đẳng – Đại Học Vật Lí 12 được viết trên cơ sở dựa vàotinh thần thay sách giáo khoa mới của các cấp và đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn Vật Lí. Đặcbiệt là dựa trên cơ sở kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh bằng hình thức trắc nghiệm khách quan trongcác kì thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào các trường Cao Đẳng – Đại Học những năm gần đây. Tài liệu được thiết kế đi kèm với sách giáo khoa Vật Lí 12 mới, với phần lí thuyết ngắn gọn, đầyđủ, dễ hiểu và phần bài tập trắc nghiệm đa dạng và phong phú. Nội dung của tài liệu được tác giả trình bày thành hai tập (tập 1 và tập 2) gồm 27 chủ đề theo bốcục các chương của bộ môn Vật Lí 12 (chương trình chuẩn và chương trình nâng cao). Bố cục của mỗi chủ đề gồm : Tóm tắt lí thuyết cơ bản. Dạng toán và phương pháp giải. Bài tập trắc nghiệm luyện tập. Để sử dụng tài liệu có hiệu quả, học sinh phải tự trang bị cho mình những kiến thức toán cơ bản ápdụng cho Vật Lí như: Hệ thức lượng trong tam giác, công thức lượng giác, phương trình lượng giác, cáccông thức tính đạo hàm, phép toán véctơ, các phép toán lũy thừa, các phép toán lôgarít, … Thêm một điều nữa là học sinh phải đọc kĩ và ghi nhớ được các chú ý, dù rất nhỏ nhưng nó có thểgiúp giải các bài toán khó một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mặc dù rất cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Rất mong sự đóng góp xây dựng từcác em học sinh, quí thầy giáo, cô giáo, quí vị phụ huynh và bạn đọc quang tâm đến tài liệu này. Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về địa chỉ : Prophy_0937944688@yahoo.com Prophy0937944688@gmail.com 0937 944 688 Tác giả CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 12 LUYỆN THI TN THPT – CAO ĐẲNG – ĐẠI HỌC 0937 944 688 Email: tringuyenlqd@gmail.com Website: violet.vn/tringuyenlqd CHƯƠNG I ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN CHỦ ĐỀ 1 CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Toạ độ góc z Khi vật rắn quay quanh một trục cố định (hình 1) thì: - Mỗi điểm trên vật vạch một đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông gócvới trục quay, có bán kính r bằng khoảng cách từ điểm đó đến trục quay, có tâmO ở trên trục quay. - Mọi điểm của vật đều quay được cùng một góc trong cùng một khoảng thời P0gian. Trên hình 1, vị trí của vật tại mỗi thời điểm được xác định bằng góc φ giữamột mặt phẳng động P gắn với vật và một mặt phẳng cố định P0 (hai mặt phẳng φ O rnày đều chứa trục quay Az). Góc φ được gọi là toạ độ góc của vật. Góc φ đượcđo bằng rađian, kí hiệu là rad. Khi vật rắn quay, sự biến thiên của φ theo thời gian t thể hiện quy luậtchuyển động quay của vật. P 2. Tốc độ góc A Tốc độ góc là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh chậm của chuyển độngquay của vật rắn. Hình 1 Ở thời điểm t, toạ độ góc của vật là φ. Ở thời điểm t + Δt, toạ độ góc của vậtlà φ + Δφ. Như vậy, trong khoảng thời gian Δt, góc quay của vật là Δφ. ∆ Tốc độ góc trung bình ωtb của vật rắn trong khoảng thời gian Δt là : tb = ∆t ∆ Tốc độ góc tức thời ω ở thời điểm t (gọi tắt là tốc độ góc) được xác định bằng giới hạn của tỉ số khi cho Δt ∆tdần tới 0. ∆ Như vậy : = lim hay = (t ) ∆t → 0 ∆ t - Nếu = const thì vật rắn quay đều - Nếu ≠ const thì vật rắn quay không đều Đơn vị của tốc độ góc là rad/s. 3. Gia tốc góc Tại thời điểm t, vật có tốc độ góc là ω. Tại thời điểm t + Δt, vật có tốc độ góc là ω + Δω. Như vậy, trong khoảngthời gian Δt, tốc độ góc của vật biến thiên một lượng là Δω. ∆ Gia tốc góc trung bình γtb của vật rắn trong khoảng thời gian Δt là : tb = ∆t ...