Danh mục

Chuyên đề về Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.28 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội đồng bảo Hiến? Sau khi nghiên cứu dự thảo các văn kiện của Ban chấp hành Trung ương Đảng trình Đại hội lần thứ XI. Tôi xin có một số ý kiến như sau: Đoạn cuối điểm 1 phần XI trong dự thảo báo cáo chính trị có nêu: “Khẩn trương sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hiến pháp năm 1992 (đã được bổ sung năm 2001) để phù hợp với tình hình mới. Nếu chủ trương này thực hiện sẽ là sự kiện lớn đối với đất nước. Bản thân tôi nhận thức thấy có 3...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề về Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam Chuyên đề về Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam Hội đồng bảo Hiến? Sau khi nghiên cứu dự thảo các văn kiện của Ban chấp hành Trung ương Đảng trình Đại hội lần thứ XI. Tôi xin có một số ý kiến như sau: Đoạn cuối điểm 1 phần XI trong dự thảo báo cáo chính trị có n êu: “Khẩn trương sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hiến pháp năm 1992 (đ ã được bổ sung năm 2001) để phù hợp với tình hình mới. Nếu chủ trương này thực hiện sẽ là sự kiện lớn đối với đất nước. Bản thân tôi nhận thức thấy có 3 vấn đề Đảng quan tâm. Cũng đoạn cuối điểm 1 phần XI của dự thảo n êu trên có ghi: “Tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm tra tính hợp Hiến, hợp pháp trong hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền, cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhìn lại cách đây đúng hai thập kỷ, vào năm 1990, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta đề xướng tại Đại hội lần thứ VI về “Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, Quốc hội đã thông qua hai đạo luật lớn: Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty. Xét về mặt pháp lý, việc ban hành hai đạo luật trên trong bối cảnh Hiến pháp năm 1980 chưa được sửa đổi, bổ sung hoặc ban h ành mới thay thế. Nên hai đạo luật trên vô hình chung đã vi phạm các điều 18 và 140 của Hiến pháp năm 1980. Vậy mà trong quá trình thi hành chưa hề có một ý kiến phản biện nào. Có thể lúc đó dân trí còn chưa cao. Nhưng phải nói rằng, tác động của hai đạo luật này đã tạo tiền đề cho Nhà nước ta khai thác tiềm năng của các thành phần kinh tế trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng mới bắt đầu đ ưa tin về những văn bản vi Hiến gây bức xúc trong dư luận xã hội, như văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về tạm dừng đăng ký xe máy tại Hà Nội, để hạn chế phương tiện cơ giới tham gia giao thông. Văn bản trên đã bị Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp “huýt còi” vì trái với điều 58 của Hiến pháp năm 1992; một số quy định về đăng ký hộ khẩu nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng lại vi phạm điều 68 của Hiến pháp 1992. Những văn bản vi Hiến còn nhiều nữa, vậy mà chưa có cơ quan thẩm quyền nào xử lý (mới dừng lại ở mức “huýt còi”) mặc dù Hiến pháp năm 1992 đã quy định: Quốc hội quyết định bãi bỏ các văn bản QPPL dưới luật vi Hiến (khoản 2 điều 84), Ủy ban thường vụ Quốc hội đình chỉ các văn bản dưới luật vi Hiến và đề nghị Quốc hội bãi bỏ. Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ các văn bản vi Hiến của các Bộ, UBND cấp tỉnh; đình chỉ các văn bản vi Hiến của HĐND cấp tỉnh đề nghị Ủy ban Th ường vụ Quốc hội bãi bỏ. Còn hành vi vi Hiến thì bỏ ngỏ, như hành vi trả thù người tố cáo vừa vi phạm luật vừa vi phạm Hiến pháp (điều 74)... Để đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đã đến lúc cần thành lập cơ quan bảo Hiến.Nhưng xây dựng theo mô hình nào? Hiện nay có ý kiến đưa ra ba mô hình: Với đặc điểm Nhà nước ta không có sự phân chia quyền lực mà chỉ có sự phân công quyền lực giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nh à nước ta, cả ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp (TAND tối cao, VKSND tối cao) đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nên chăng thành lập Hội đồng bảo Hiến. Hội đồng này có thành phần của Quốc hội, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao. Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội đồng do Quốc hội thông qua, các th ành viên khác do Chủ tịch nước bổ nhiệm. Hội đồng bảo Hiến có bộ máy chuyên trách giúp việc Hội đồng. Việc xây dựng mô hình Hội đồng bảo Hiến là nhằm đưa việc xử lý văn bản vi Hiến và hành vi vi Hiến đi vào một mối, thay vì nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lý trước đây, nhưng hoạt động chưa có hiệu quả cao. Nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, Ban Công tác lập pháp của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo khoa học về “Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam”. Ở Việt Nam hiện nay, bảo hiến là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra. Chúng ta chưa có một cơ chế bảo hiến hoạt động có hiệu quả mặc dù đã có một cơ chế bảo hiến theo luật định bao gồm hệ thống các cơ quan lập pháp (Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội), Tư pháp, Hành pháp. Nhiều thiết chế quan trọng trong việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp hầu nh ư không được áp dụng, nhất là trong hoạt động của các cơ quan cao cấp của Nhà nước. Vậy, làm thế nào để xây dựng được một cơ chế bảo hiến hiệu quả, phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Việt Nam? Đây cũng là mục đích chính mà Hội thảo khoa học muốn hướng tới. Mô hình bảo hiến trên thế giới và Việt Nam Theo GS.TS Lê Minh Tâm- hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội, có thể hiểu khái niệm “cơ chế bảo hiến” theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, cơ chế bảo hiến là toàn bộ những yếu tố, phương tiện, phương cách và biện pháp nhằm bảo đảm cho Hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra. Theo nghĩa hẹp (là nghĩa mà các đại biểu tham dự hội thảo đề cập), cơ chế bảo hiến là một thiết chế được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc và quy định của pháp luật để thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm cho Hiến pháp đ ược tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra. Đây chính l à cơ chế bảo hiến mà Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Tuy bảo hiến là nhu cầu khách quan, song “cơ chế bảo hiến” lại là khái niệm chứa đựng các yếu tố khách quan và chủ quan. Bởi vì, cần phải có cơ chế bảo hiến nhưng làm như thế nào lại phụ thuộc vào sự nhận thức đúng đắn về các vấn đề có tính quy luật, những giá trị của Hiến pháp và nội dung của từng nguyên tắc, quy phạm hiến định… Hiện nay trên thế giới có nhiều mô hình bảo hiến được áp dụng tại nhiều quốc gia khác nhau. Đó là mô hình giám sát tư pháp hiến pháp kiểu Mỹ, hoạt động bảo hiến không được g ...

Tài liệu được xem nhiều: