Danh mục

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.63 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nông nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, từ lâu nông nghiệp đã trở thành một thế mạnh và là chỗ dựa vững chắc để đất nước có thể vượt qua những khó khăn, thử thách để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Trong những năm đổi mới vừa qua, sản xuất nông nghiệp trong nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Không những cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng Đào Xuân Kiên Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Đào Ngọc Minh Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Nghiên cứu lý luận về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp. Khảo sát thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp ở tỉnh Cao Bằng. Đề xuất một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp của tỉnh thời gian tới. Keywords. Nông nghiệp; Cơ cấu cây trồng; Vật nuôi; Cao BằngContent MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Đặcbiệt với Việt Nam, từ lâu nông nghiệp đã trở thành một thế mạnh và là chỗ dựa vững chắc đểđất nước có thể vượt qua những khó khăn, thử thách để xây dựng đất nước ngày càng giàumạnh. Trong những năm đổi mới vừa qua, sản xuất nông nghiệp trong nước đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn. Không những cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho con người,đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và côngnghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuấtkhẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao, đời sốngnhân dân được cải thiện. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quantrọng trong sự phát triển của đất nước, không ngành nào có thể thay thế được. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc cần đượctháo gỡ, đặc biệt là trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay. Đó là thị trường hàng hóa bị thuhẹp, sản xuất nông nghiệp còn manh mún chưa tập trung, trình độ phát triển nông nghiệp cònlạc hậu, hiệu quả còn chưa cao, thiếu đồng đều giữa các vùng miền… Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc nước ta, có diện tích đất tựnhiên 6.690,72 km2, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đặc biệt là về trồng trọt và chăn nuôi.Tính đến năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt 734 tỷ đồng (giá so sánh năm1994); giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 20 triệu đồng; tổng sản lượng lương thựccó hạt đạt trên 230.000 tấn (tăng bình quân 4.600 tấn/năm); tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấukinh tế chiếm 33,2%; độ che phủ rừng đạt 52%; xây dựng được một số vùng nguyên liệu tậptrung phục vụ công nghiệp chế biến nhằm thúc đẩy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vậtnuôi, chuyển đổi kinh tế nông nghiệp - nông thôn; đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng,từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh cònmang nặng tính tự cấp, tự túc, trình độ canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, chưa chuyểnmạnh sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, chưa thật sự đưa khoa học kỹ thuật vào sảnxuất nên năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, thu nhập từ sản xuất nôngnghiệp còn thấp, đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcđòi hỏi nông nghiệp nói chung và nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng nói riêng phải có sựchuyển biến mạnh mẽ, phát huy những thế mạnh nhằm đạt được năng suất, chất lượng, hiệuquả cao. Vì vậy, tác giả đã chọn “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triểnnông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triểnhàng hóa nông nghiệp nói riêng là chủ đề được Đảng, Nhà nước và nhiều người quan tâmnghiên cứu và đã có rất nhiều công trình được công bố, xuất bản như: - Lê Quốc Sử (Chủ biên) - “Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tếnông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷXXI”, NXB Thống Kê - 2001. - Luận án Tiến sĩ - Nguyễn Đăng Bằng - “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn BắcTrung Bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa”, Học viện chính trị quốc gia Hồ ChíMinh - 2001. - Luận án tiến sĩ - Phạm Ngọc Dũng - “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nôngnghiệp ở vùng lãnh thổ đồng bằng Sông Hồng - thực trạng và giải pháp”, Học viện chính trịquốc gia Hồ Chí Minh - 2002. - Luận văn thạc sỹ - Hà Tiến Thăng “ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để pháttriển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2006. - Nguyễn Sinh Cúc - “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sau 2 nămthực hiện nghị quyết TW5”, Con số và sự kiệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: