Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thị
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 312.11 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cần Thơ là đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế thành phố Cần Thơ, trong đó có nông nghiệp, đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm và chưa rõ nét. Nghiên cứu này phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thị và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố Cần Thơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thịJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00048Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 162-168This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Đào Ngọc Cảnh Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ Tóm tắt. Cần Thơ là đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế thành phố Cần Thơ, trong đó có nông nghiệp, đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm và chưa rõ nét. Nghiên cứu này phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thị và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố Cần Thơ. Từ khóa: Thành phố Cần Thơ, nông nghiệp đô thị, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.1. Mở đầu Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế hiện nay, vấnđề chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương cũng như của cả nước có ý nghĩa rất quan trọngnhằm khai thác các tiềm năng và lợi thế của từng địa bàn, thực hiện chủ trương tái cơ cấu kinh tếvà đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) theo hướng bền vững. Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I, đóng vai trò là trung tâm độnglực cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. CầnThơ không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân thành phố, mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triểnchung của cả vùng ĐBSCL. Trong giai đoạn 2000 - 2012, cơ cấu kinh tế TP. Cần Thơ đang chuyểndịch mạnh theo hướng CNH, HĐH. Năm 2000, tương quan GDP giữa khu vực I, khu vực II, khuvực III của thành phố là 22,64%; 31,11%; 46,25%. Năm 2012, tương quan này đã có thay đổi:9,19%; 32,70%; 58,11% [2]. Với đặc thù của TP. Cần Thơ vốn từ một tỉnh trung tâm vùng ĐBSCL là vùng trọng điểm số1 về lương thực - thực phẩm của cả nước trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì sự chuyểndịch cơ cấu nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển KTXH của thành phố cũngnhư của vùng. Sự chuyển dịch này phải gắn với sự hình thành và phát triển nông nghiệp đô thị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp TP.Cần Thơ, đặc biệt chú trọng sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị,góp phần vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nói riêng và quá trình CNH, HĐH của TP. CầnThơ nói chung.Ngày nhận bài: 15/1/2015 Ngày nhận đăng: 1/5/2015Liên hệ: Đào Ngọc Cảnh, e-mail: dncanh@ctu.edu.vn162 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thị2. Nội dung nghiên cứu2.1. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất Có thể thấy rằng, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở TP. Cần Thơ vừa có nét chung của cácđô thị khác ở nước ta, vừa có nét riêng của một đô thị trung tâm vùng ĐBSCL là vùng trọng điểmlương thực - thực phẩm của cả nước. Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2006-2012 (đơn vị: ha) [2] 2006 2012 Biến động 2006-2012 Tổng diện tích tự nhiên 140.894,92 140.894,92 0,00 A. Đất nông nghiệp 115.069,40 115.091,52 +22,12 I. Đất sản xuất nông nghiệp 113.680,70 113.518,58 -162,12 1. Đất trồng cây hàng năm 94.143,20 92.684,41 -1.458,79 a. Đất trồng lúa 92.270,40 91.252,81 -1.017,59 b. Đất trồng cây hàng năm khác 1.872,80 1.411,51 -461,29 2. Đất trồng cây lâu năm 19.514,70 20.834,17 +1.319,47 3. Đất trồng cỏ cho chăn nuôi 22,70 20,09 -2,61 II. Đất nuôi trồng thủy sản 1.161,40 1.342,98 +181,58 III. Đất lâm nghiệp 227,30 227,14 -0,16 IV. Đất nông nghiệp khác 0,10 2,82 +2,72 B. Đất phi nông nghiệp 24.706,90 25.607,90 +901,00 C. Đất chưa sử dụng và đất khác 1.118,62 195,50 -923,12 Nét đặc thù ở TP. Cần Thơ là diện tích đất nông nghiệp vẫn tăng, tuy không nhiều. Tronggiai đoạn 2006 - 2012, diện tích đất nông nghiệp tăng 22,12 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệpgiảm (162,12 ha) do chuyển đổi từ đất trồng lúa và cây hàng năm khác sang đất phi nông nghiệp(đất nhà ở, đất chuyên dùng) dưới ảnh hưởng của quá trình đô ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thịJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00048Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 162-168This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Đào Ngọc Cảnh Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ Tóm tắt. Cần Thơ là đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế thành phố Cần Thơ, trong đó có nông nghiệp, đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm và chưa rõ nét. Nghiên cứu này phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thị và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố Cần Thơ. Từ khóa: Thành phố Cần Thơ, nông nghiệp đô thị, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.1. Mở đầu Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế hiện nay, vấnđề chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương cũng như của cả nước có ý nghĩa rất quan trọngnhằm khai thác các tiềm năng và lợi thế của từng địa bàn, thực hiện chủ trương tái cơ cấu kinh tếvà đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) theo hướng bền vững. Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I, đóng vai trò là trung tâm độnglực cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. CầnThơ không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân thành phố, mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triểnchung của cả vùng ĐBSCL. Trong giai đoạn 2000 - 2012, cơ cấu kinh tế TP. Cần Thơ đang chuyểndịch mạnh theo hướng CNH, HĐH. Năm 2000, tương quan GDP giữa khu vực I, khu vực II, khuvực III của thành phố là 22,64%; 31,11%; 46,25%. Năm 2012, tương quan này đã có thay đổi:9,19%; 32,70%; 58,11% [2]. Với đặc thù của TP. Cần Thơ vốn từ một tỉnh trung tâm vùng ĐBSCL là vùng trọng điểm số1 về lương thực - thực phẩm của cả nước trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì sự chuyểndịch cơ cấu nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển KTXH của thành phố cũngnhư của vùng. Sự chuyển dịch này phải gắn với sự hình thành và phát triển nông nghiệp đô thị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp TP.Cần Thơ, đặc biệt chú trọng sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị,góp phần vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nói riêng và quá trình CNH, HĐH của TP. CầnThơ nói chung.Ngày nhận bài: 15/1/2015 Ngày nhận đăng: 1/5/2015Liên hệ: Đào Ngọc Cảnh, e-mail: dncanh@ctu.edu.vn162 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thị2. Nội dung nghiên cứu2.1. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất Có thể thấy rằng, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở TP. Cần Thơ vừa có nét chung của cácđô thị khác ở nước ta, vừa có nét riêng của một đô thị trung tâm vùng ĐBSCL là vùng trọng điểmlương thực - thực phẩm của cả nước. Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2006-2012 (đơn vị: ha) [2] 2006 2012 Biến động 2006-2012 Tổng diện tích tự nhiên 140.894,92 140.894,92 0,00 A. Đất nông nghiệp 115.069,40 115.091,52 +22,12 I. Đất sản xuất nông nghiệp 113.680,70 113.518,58 -162,12 1. Đất trồng cây hàng năm 94.143,20 92.684,41 -1.458,79 a. Đất trồng lúa 92.270,40 91.252,81 -1.017,59 b. Đất trồng cây hàng năm khác 1.872,80 1.411,51 -461,29 2. Đất trồng cây lâu năm 19.514,70 20.834,17 +1.319,47 3. Đất trồng cỏ cho chăn nuôi 22,70 20,09 -2,61 II. Đất nuôi trồng thủy sản 1.161,40 1.342,98 +181,58 III. Đất lâm nghiệp 227,30 227,14 -0,16 IV. Đất nông nghiệp khác 0,10 2,82 +2,72 B. Đất phi nông nghiệp 24.706,90 25.607,90 +901,00 C. Đất chưa sử dụng và đất khác 1.118,62 195,50 -923,12 Nét đặc thù ở TP. Cần Thơ là diện tích đất nông nghiệp vẫn tăng, tuy không nhiều. Tronggiai đoạn 2006 - 2012, diện tích đất nông nghiệp tăng 22,12 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệpgiảm (162,12 ha) do chuyển đổi từ đất trồng lúa và cây hàng năm khác sang đất phi nông nghiệp(đất nhà ở, đất chuyên dùng) dưới ảnh hưởng của quá trình đô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Social sciences Thành phố Cần Thơ Nông nghiệp đô thị Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Cơ cấu nông nghiệp Nông nghiệp đô thị Phát triển nông nghiệp đô thịGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 131 0 0
-
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng
2 trang 118 0 0 -
Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND
5 trang 97 0 0 -
Nghị quyết số 13/2012/NQ-HĐND
5 trang 86 0 0 -
10 trang 69 0 0
-
Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
7 trang 39 0 0 -
1 trang 33 0 0
-
133 trang 28 0 0
-
Factors influencing achievement of regional league division 2 football tournament management
8 trang 28 0 0 -
83 trang 23 0 0