Danh mục

Chuyển đổi sinh kế trong quá trình đô thị hóa ở miền núi - câu chuyện của người Dao tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 303.73 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá trình đô thị hóa cùng những ảnh hưởng của du lịch đã làm thay đổi bộ mặt đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ ra sự thích ứng một cách nhanh chóng của người Dao trong việc đa dạng nguồn sinh kế hộ gia đình bằng việc khai thác nguồn tài nguyên sẵn có tại cộng đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi sinh kế trong quá trình đô thị hóa ở miền núi - câu chuyện của người Dao tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở MIỀN NÚI - CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI DAO TẠI XÃ TẢ PHÌN, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI Đào Thanh Thái Khoa Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Email: daothanhthai@gmail.com Tóm tắt: Quá trình đô thị hóa cùng những ảnh hưởng của du lịch đã làm thay đổi bộ mặt đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ ra sự thích ứng một cách nhanh chóng của người Dao trong việc đa dạng nguồn sinh kế hộ gia đình bằng việc khai thác nguồn tài nguyên sẵn có tại cộng đồng. Các nguồn thu nhập từ thu hái dược liệu tới các loại hình sinh kế mới như kinh doanh homestay, bán thổ cẩm, hướng dẫn du lịch,… đã mang lại cho người dân nguồn thu nhập cao hơn nhiều so với hoạt động kinh tế truyền thống từ đó tạo sự thay đổi đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân nơi đây. Từ khóa: Đô thị hóa, người Dao, Sa Pa, du lịch. 1. MỞ ĐẦU Đô thị hóa được coi là một quá trình phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội, chính vì vậy đòi hỏi cần có một phương pháp tiếp cận đa dạng của nhiều ngành khoa học [4]. Việc nghiên cứu về đô thị hóa trong những năm qua đã được nhiều nhà khoa học quan tâm dưới những góc độ khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các thành phố, trung tâm kinh tế - xã hội nhằm tìm ra những biểu hiện của đô thị hóa, từ đó đưa ra các vấn đề đô thị hóa phải đối mặt, trên cơ sở đó, xây dựng các khung lý thuyết, học thuyết, các lý luận [9, 4]. Tại Việt Nam, quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, việc nghiên cứu vấn đề này cũng được các nhà khoa học quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau từ văn hóa, xã hội, môi trường, nhân học/dân tộc học [5, 6]. Đặc biệt việc đầu tư vào các khu đô thị miền núi cùng những tác động của du lịch đã tạo ra sự đa dạng nguồn thu nhập của hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số. Sa Pa là một huyện vùng cao ở Lào Cai với trên 65.000 dân sinh sống, phân bố thành 98 làng, bản, trong đó có 15 làng người Dao, chiếm 24 % dân số của huyện. Du lịch Sa Pa được hình thành từ đầu thế kỷ XX nhưng hơn 15 năm qua mới phát triển khá mạnh. Năm 1992, Sa Pa đón 5.000 lượt khách, đến năm 2015, Sa Pa đón 800.000 du khách với 113.333 khách quốc tế. Trong 9 tháng đầu năm 2019, có 490.000 lượt khách đến Sa Pa, số lượng khách quốc tế có gần 100.000 người của 81 nước và vùng lãnh thổ. Sa Pa trở thành một trong 15 trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Hầu hết khách du lịch quốc tế đến Sa Pa đều đến thăm các bản làng. Vì vậy, du lịch đã tác động mạnh mẽ đến nông thôn Sa Pa, đặc biệt tới bản của người Dao tại Tả Phìn [3]. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu phương pháp phỏng vấn sâu, quan sát tham dự trong nghiên cứu dân tộc học được sử dụng tối đa và áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau như: Trưởng thôn, những người bán hàng thổ cẩm cho khách du lịch, người già, lãnh đạo địa phương là người dân tộc và cán bộ huyện nằm vùng, hội phụ nữ,… để có thông tin cần thiết và cụ thể nhất về hoạt động kinh tế cũng như sự hòa nhập vào nhịp độ phát triển du lịch mạnh mẽ của người Dao Đỏ nơi đây. Thông qua phương pháp phỏng vấn việc sử dụng phỏng vấn mở và phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện thường xuyên tại thực địa. + Phỏng vấn mở: Là phương pháp phỏng vấn tự do, câu hỏi được đặt ra tùy thuộc vào hoàn cảnh, thứ tự các nội dung câu hỏi có thể thay đổi dựa trên câu trả lời của người cung cấp thông tin. Đối tượng phỏng vấn tập trung vào những người bán thổ cẩm, và những người làm nghề hướng dẫn du lịch cho khách tại điểm nghiên cứu. Những cuộc phỏng vấn này thường không chính thức, nó như những buổi trò truyện, trao đổi với người dân trong lúc rỗi rãi. + Phỏng vấn bán cấu trúc: Phương pháp phỏng vấn được sử dụng trên cơ sở một sườn thông tin cần phỏng vấn, là một danh mục các câu hỏi được chuẩn bị trước và cách đặt câu hỏi (thứ tự câu hỏi) cũng như các câu hỏi mới phát sinh trong quá trình phỏng vấn có thay đổi tùy theo đối tượng phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn là những người tham gia vào các hoạt động du lịch tại địa phương. Chuyển đổi sinh kế trong quá trình đô thị hóa ở miền núi - 259 câu chuyện của người Dao tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2.1. Đô thị hóa và tác động tới sinh kế Ngành du lịch - dịch vụ được coi là thế mạnh của Sa Pa. Trong những năm qua với sự mở cửa của nền kinh tế, là ...

Tài liệu được xem nhiều: