Danh mục

Chuyển đổi số trong giảng dạy kiểm toán theo hướng tiếp cận năng lực tại Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 391.99 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chuyển đổi số trong giảng dạy kiểm toán theo hướng tiếp cận năng lực tại Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh" đã dựa trên kết quả phỏng vấn người dạy, người học để mô tả thực trạng chuyển đổi số trong giảng dạy kiểm toán theo hướng tiếp cận năng lực tại Trường. Từ đó, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp liên quan đến phương pháp giảng dạy, phương tiện giảng dạy và cách thức tổ chức lớp học. Mục đích cuối cùng là nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và hình thành năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành kiểm toán. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi số trong giảng dạy kiểm toán theo hướng tiếp cận năng lực tại Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIẢNG DẠY KIỂM TOÁN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH ThS. Đặng Thị Mai1 TS. Nguyễn Thị Cẩm Thúy2 ThS. Nguyễn Thanh Bình3 ThS. Vũ Thị Liên4Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ và lan tỏa sâu rộng trong mọi lĩnh vực củađời sống. Giáo dục cũng không ngoại lệ. Cùng với đó, ảnh hưởng nghiêm trọng của đạidịch Covid 19 là cú hích thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu của khoa học côngnghệ trong giảng dạy nói chung và giảng dạy kiểm toán nói riêng tại các cơ sở giáo dục.Nhận thức được xu hướng đó, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh đã chủđộng nắm bắt và triển khai hình thức đào tạo trực tuyến kết hợp trực tiếp ngay từ tháng4/2020. Trước bối cảnh kinh tế hội nhập dẫn đến sự giao lưu và dịch chuyển lao độnggiữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này tạo ra sức ép cạnh tranh không chỉ trongthị trường lao động kiểm toán mà cả giữa các cơ sở giáo dục đại học khi tuyển sinh đầuvào. Muốn tuyển sinh đạt chỉ tiêu mong đợi, chất lượng đầu ra thể hiện qua năng lực củasinh viên là minh chứng tin cậy nhất. Bài viết dưới đây đã dựa trên kết quả phỏng vấnngười dạy, người học để mô tả thực trạng chuyển đổi số trong giảng dạy kiểm toán theohướng tiếp cận năng lực tại Trường. Từ đó, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải phápliên quan đến phương pháp giảng dạy, phương tiện giảng dạy và cách thức tổ chức lớphọc. Mục đích cuối cùng là nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và hình thành năng lực nghềnghiệp cho sinh viên ngành kiểm toán.Từ khóa: chuyển đổi số, phương pháp giảng dạy, tiếp cận năng lực.1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ,làm thay đổi sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nắm bắt được xu hướng đó,Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theoQuyết định số 749/QĐ-TTg đã đề ra mục tiêu kép là: “vừa phát triển Chính phủ số, kinhtế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi1 Trường Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh, số điện thoại: 034 960 2762, email: dtmhvtc@gmail.com2 Trường Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh, số điện thoại: 097 541 8877, email: camthuy.cpa@gmail.com3 Trường Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh4 Trường Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh 425ra toàn cầu”. Trong đó, giáo dục được coi là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầutriển khai thực hiện Chuyển đổi số. Mục tiêu cụ thể là “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy vàhọc từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; sốhóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cảhình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đàotạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thửnghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20%nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sựchuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học” Tuy nhiên, thực trạng ngành giáo dục nóichung và giáo dục đại học nói riêng hiện nay chủ yếu vẫn tổ chức theo hình thức truyềnthống tại các lớp học trực tiếp. Đồng thời, tiếp cận nội dung vẫn là phương pháp điểnhình trong truyền thụ kiến thức cho người học. Đặc trưng của phương pháp này là ít chúý đến khả năng ứng dụng, tạo ra những con người ít năng động, sáng tạo. Thế nhưng,Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid -19 đòihỏi người dạy cũng như người học cần có thay đổi cả về tư duy và cách làm để sớm thíchnghi; khắc phục khó khăn và lĩnh hội được thành quả của sự tiến bộ khoa học công nghệ.Cho nên, phương pháp tiếp cận nội dung ngày càng tỏ ra lỗi thời. Thay vào đó, đào tạo ranhững con người có khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các tình huốngthực tiễn mới là đòi hỏi tất yếu của xã hội hiện đại. Để đáp ứng yêu cầu này, phươngpháp tiếp cận theo năng lực được cho là rất khả quan và cần thiết phải đưa vào thực tiễn. Hiện nay, giảng dạy theo hướng tiếp cận nội dung được tổ chức với hình thức đàotạo truyền thống là thực trạng nổi bật tại Trường Đại học Tài chính – Quản trị Kinhdoanh. Việc đào tạo ngành kiểm toán cũng không là ngoại lệ. Kể từ khi được nâng cấplên Đại học (tháng 9/2012) đến nay, Nhà trường đã hoàn thành đào tạo 6 khóa kiểm toánra trường, nội dung và chương trình đào tạo mới đưa vào giảng dạy không lâu nên tồn tạimột số khiếm khuyết. Quá trình giảng dạy được thực hiện bởi đội ngũ giảng viên tuổi đờicòn trẻ, chất lượng sinh viên đầu vào thấp hơn các trường lớn như Học viện Tài chính,Đại học Kinh tế Quốc dân… Với những đặc điểm trên, để có thể cạnh tranh trong tuyểnsinh đầu vào, Ban giám hiệu Nhà trường chủ trương minh chứng bằng chất lượng đầu ra.Trong đó, phương pháp dạy học là yếu tố then chốt góp phần tạo ra sản phẩm đáp ứng nhucầu của thị trường lao động. Nhằm nghiên cứu thực trạng để chỉ ra những hạn chế trongphương pháp giảng dạy ngành kiểm toán, từ đó đề xuất các giải pháp mang tính ứng dụng;nhóm tác giả đã lựa chọn chủ đề“Chuyển đổi số trong giảng dạy kiểm toán theo hướng tiếpcận năng tại Trường Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh” để nghiên cứu.4262. Cơ sở lý thuyết2.1. Chuyển đổi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: