Danh mục

Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.44 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, nền kinh tế đang bước vào thời kỳ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Trong đó, các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới, áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào quá trình quản trị doanh nghiệp và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bài viết này nhằm góp phần tạo ra một cái nhìn sơ bộ về quá trình số hóa và chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 CHUYỂN ĐỔI SỐ - XU HƯỚNG TẤT YẾU TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ung Thị Bích Nương, Phạm Phước An, Huỳnh Thị Thanh Ngân, Nguyễn Bảo Trâm, Trần Thị Hiền Trinh Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trịnh Xuân Hưng TÓM TẮT Hiện nay, nền kinh tế đang bước vào thời kỳ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Trong đó, các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới, áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào quá trình quản trị doanh nghiệp và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh. Số hóa toàn bộ các dữ liệu hiện có trong doanh nghiệp và tiến tới quá trình chuyển đổi số một cách toàn diện hiện nay không nằm ngoài xu hướng đó. Bài viết này nhằm góp phần tạo ra một cái nhìn sơ bộ về quá trình số hóa và chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Từ khóa: Cách mạng Công nghiệp 4.0; chuyển đổi số; doanh nghiệp; số hóa; xu hướng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc sống hiện nay, cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đều phải đứng trước những thức thách thức to lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tự đưa ra phương án mới để có thể phát triển được ngành kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp phải tự biết được những mục tiêu hoạt động phù hợp với năng lực của mình từ đó có phương án sản xuất và sử dụng nguồn vốn, nhân lực, quan hệ đối với các khách hàng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Muốn làm được điều đó trước hết các nhà lãnh đạo phải luôn nắm vững tất cả tình hình của doanh nghiệp mình. Để biết tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không thì chúng ta sẽ xem xét tổng khả năng điều phối cũng như quản lý của doanh nghiệp. Muốn làm được điều này thì các doanh nghiệp nói riêng và nhà lãnh đạo nói chung phải ra sức tìm hiểu cách thức để nâng cao sự phát triển, quá trình ứng dụng các công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp để thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ mới, mang đến kết quả kinh doanh mong muốn của các doanh nghiệp cũng như có thể đánh bóng được thương hiệu cho riêng mình theo thời đại Cách mạng 4.0. Từ tầm quan trọng đó với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong thời đại Cách mang 4.0 và cũng như đưa ra những phương pháp thiết thực nhất để có thể giúp các doanh nghiệp đi lên. Chúng tôi chọn chọn đề tài “Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu trong thời đại Cách mạng 4.0” để làm chủ đề nghiên cứu. 1295 2 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1 Số hóa Số hóa là một sự chuyển đổi sâu sắc của doanh nghiệp, liên quan đến việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để tối ưu hóa quy trình kinh doanh, cải thiện năng suất của công ty và cải thiện trải nghiệm với khách hàng. Một trong những bước số hóa chính là sự thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, thay đổi cùng với sự phát triển của công nghệ, cụ thể là tạo ra sự tương tác nhanh chóng và thoải mái hơn giữa khách hàng và công ty. Số hóa (Digitalization) là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để thay đổi mô hình kinh doanh và cung cấp các cơ hội nhằm tạo doanh thu và giá trị mới, đó là quá trình chuyển sang doanh nghiệp kỹ thuật số. Số hóa (Digitalization) vượt ra ngoài số hóa (Digitazation), tận dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số để chuyển đổi hoàn toàn quy trình kinh doanh – đánh giá, tái cấu trúc và mô phỏng lại các bạn kinh doanh. Nếu số hóa (Digitazation) là một chuyển đổi dữ liệu và quy trình, số hóa (Digitalization) là một chuyển đổi không chỉ là làm cho dữ liệu số hóa hiện có, số hóa còn nắm lấy khả năng của công nghệ kỹ thuật số để thu thập dữ liệu, thiết lập xu hướng và đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn. 2.2 Chuyển đổi số Khó có được một định nghĩa rõ ràng và cụ thể về chuyển đổi số, bởi vì quá trình áp dụng chuyển đổi số sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực khác nhau. Chuyển đổi số đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Tuy nhiên, để có thể định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì chuyển đổi số (Digital Transformation trong tiếng Anh) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại. Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Không chỉ có vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp mà chuyển đổi số còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác của xã hội như chính phủ, truyền thông đại chúng, y học, khoa học... 2.3 Phân biệt số hóa và chuyển đổi số “Chuyển đổi số” (Digital Transformation) có thể dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “Số hóa” (Digitizing). Để phân biệt hai khái niệm này, có thể hiểu rằng “Số hóa” là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ thuật số...); trong khi đó, “Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Có ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: