Thông tin tài liệu:
Trong những năm 1960-1970, do các thế lực của chủ nghĩa dân tộc hậu thuộc địa tại Malaysia không còn gò ép nghệ thuật thị giác phải tuân thủ một lịch trình chính trị vạch sẵn, nên các loại hình nghệ thuật đã phát triển với những phẩm chất mới. Thực tế là các nghệ sĩ đã phấn đấu khôi phục những hình thức quy ước của nghệ thuật cho phù hợp với các điều kiện mới của mình trong tình hình có những biến động lớn nẩy sinh khắp vùng Đông Nam á. Một lần nữa, những ràng buộc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
"CHUYỂN TIẾP"
CHUYỂN TIẾP
Trong những năm 1960-1970, do các thế lực của
chủ nghĩa dân tộc hậu thuộc địa tại Malaysia
không còn gò ép nghệ thuật thị giác phải tuân thủ
một lịch trình chính trị vạch sẵn, nên các loại hình
nghệ thuật đã phát triển với những phẩm chất mới.
Thực tế là các nghệ sĩ đã phấn đấu khôi phục
những hình thức quy ước của nghệ thuật cho phù
hợp với các điều kiện mới của mình trong tình
hình có những biến động lớn nẩy sinh khắp vùng
Đông Nam á. Một lần nữa, những ràng buộc cơ
bản về lịch sử và văn hóa từng đan xen giữa các
nước Đông Nam á lại tiếp tục xuất hiện. Hiệp hội
ANTHONY LAU-
các nước Đông Nam á (asean) ra đời vào 1967 tạo
Tâm đầu ý hợp-
ra sự khởi đầu của những hình mẫu mới và những
điêu khắc thép
vận hội lớn lao, đặc biệt trong lĩnh vực trao đổi
mềm
kinh tế và văn hóa. Sự hình thành các định chế đa
quốc gia của Malaysia như tập đoàn petronas và
việc quan tâm tới sự mở rộng hoạt động ra khắp vùng Đông Nam á
phản ánh sự tăng trưởng kinh tế có hệ thống của Malaysia. Các hoạt
động về nghệ thuật và văn hóa đồng hành với các giao dịch
Triển lãm “Chuyển tiếp” là cuộc thẩm định bức thảm chính trị-văn hóa
của một Malaysia đương thời và nền tảng chung kết gắn Malaysia với
những láng giềng. Nó khảo sát mối liên hệ của các nghệ sĩ Malaysia
với những loại hình nghệ thuật đâm trồi từ di sản hậu thuộc địa những
năm 1960-1970 cũng như bút pháp của họ nhằm thoát khỏi những
phạm vi nhàn tiện, phục nguyên cái bản sắc đẫm màu thời gian và
truyền thống.
Latiff Mohidin đã gộp lại cả hai chiến lược nghệ thuật thị giác đó với
nhau nhằm xác định cái hồn cốt văn hóa của người Malaysia trong bối
cảnh lịch sử Đông Nam á của họ. Latiff Mohidin học hội họa ở Đức
trong thập niên hậu thuộc địa 1960-khi mà đa số bè bạn cùng trang lứa
lại du học ở Anh. Các tác phẩm của Latiff Mohidin thường tránh mô tả
những hình ảnh kiểu mẫu mà thay vào đó biểu lộ những cái nhìn về quá
khứ và tái định vị nó. Từ tác phẩm Pago-Pago cho đến loạt tranh
Langkawi ông thiết lập quan hệ với quá khứ theo cái cách để thời xưa
cũ không còn là mộ địa hạt xa lạ, và những câu chuyện thần thoại dần
dà hiện mở một miền dĩ vãng thân quen.
Vào lúc thế hệ của ông là những người mang đến cho nghệ thuật đương
đại Malaysia những quan điểm nhân văn cùng các đóng góp rất quan
trọng thông qua những vấn đề họ nêu ra như hình thức sáng tác, phê
bình và đối ngoại nghệ thuật hiện đại, thì Latiff Mohidin lại chưa từng
ép mình phải xem xét nghệ thuật ngoài các phạm vi không gian lịch sử
của chính nó. Tuy thế, nghệ thuật của ông hàm chứa mọi sự đa dạng
của những phép thuật thị giác từng chi phối đời sống chính trị của nền
văn hóa Malaysia trong gần năm mươi năm qua.
Ngoài ra, ông cũng rất gần gũi với những lớp họa sĩ kế tiếp, những
người đã làm nên phong khí văn hóa đa diện mạo cho Malaysia. Chủ
nghĩa dân tộc và sự trỗi dậy của những giá trị Hồi giáo đã ảnh hưởng
mạnh mẽ và làm xáo trộn khung cảnh nghệ thuật của cuối những năm
1970 và 1980. Lúc này, nghệ thuật trình xuất nhiều nội dung phong phú
với quy mô lớn, khiến cho các vấn đề trọng tâm về văn hóa, chính trị và
tư tưởng được thấu suốt hơn và cũng bộc lộ thêm những giá trị thật sâu
sắc. Điều này cho thấy nghệ thuật đã chịu ảnh hưởng của những đổi
thay chính trị mang tính quốc gia hay toàn cầu ra sao, ví dụ như cuộc
Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979. Mặc dù chủ nghĩa tượng trưng Hồi
giáo đã tìm được con đường riêng trong nghệ thuật dân gian Malaysia
cũng như các tác phẩm đương đại, những nghệ sĩ như Zulkifli Yusoff
không còn chỉ quanh quẩn với các đề tài mang tính nghi lễ tôn giáo mà
đã quan sát rộng hơn với cả đời thường. Họa sĩ Wong Hoy Cheong có
cách nhìn khác với xu hướng chỉnh đốn văn hóa này. Quan điểm của
ông định vị vững chắc trong cơ cấu hậu thuộc địa và những tiến triển về
chính trị-xã hội từng ảnh hưởng đến các cộng đồng di dân người Hoa
tại Maylaysia. Sự nhạy cảm nghệ thuật của ông đã làm thay đổi những
đặc tính văn hóa Malaysia kéo theo sự đối chọi giữa truyền thống và
đương đại.
Sự khởi sắc của Malaysia và nhiều nền kinh tế Đông Nam á khác trong
những năm 1990 làm thay đổi đáng kể quan điểm của các nghệ sĩ. Họ
không còn tìm cách tháo gỡ cái tình thế tiến thoái lưỡng nan do chủ
nghĩa thực dân để lại, dẫu rằng những vấn đề họ bận tâm, ví dụ như
trong tác phẩm của Bayu Utomo Radijikin, vẫn không nằm ngoài tiến
trình tiếp tục đồng hóa các đặc tính đa dạng thông qua những hoạt động
nghệ thuật địa phương, song đã có những quỹ đạo mới rõ ràng nhắm
đến công chúng và thị trường nhiều hơn. Những họa sĩ khác như Shia
Yih Yiing thì gửi gắm trong tác phẩm những câu hỏi về bản sắc văn
hóa của cư dân bản địa. Sinh trưởng tại tiểu bang Sarawak Đông
Malaysia trên đảo Borneo nơi mà văn hóa của người Hoa di cư quện
hòa vào văn hóa bản xứ, nữ họa sĩ đã khám phá ra sự đa dạng của
những họa tiết ghi dấu những câu chuyện về xứ sở Trung Hoa hay của
người Sarawaki-những người đã dệt nên một truyền thống lịch sử
phong phú. Những đồ dệt Sarawak liên quan mật thiết với những nghi
lễ tôn giáo, và quá trình thiết kế chúng có lẽ là các bằng chứng tư duy
đương đại sớm nhất của lịch sử nghệ thuật Malaysia.
Tương tự, do mạng lưới văn hóa sở tại bị tính toàn cầu chi phối và nhất
là nhờ các phát kiến công nghệ nên các nghệ sĩ đã có thể sáng tạo nên
những tác phẩm luôn hàm chứa nhiều ý tưởng và vấn đề lớn. Tác phẩm
Nội thất (Dalam) của Simryn Gill mở ra những khả năng mới cho
người nghệ sĩ thoát khỏi các chuẩn mực Tây phương, hoặc giả vẫn duy
trì được nội hàm truyền thống nào đó. Tác phẩm Nội thất tuy chỉ mang
tính trang trí sách báo song được coi là một phát biểu sâu sắc về chính
trị và xã hội. Xét trên quan điểm kh ...