1. Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó không phải là những tổ chức lộn xộn. Nếu là một từ nhiều nghĩa (đa nghĩa) thì các nghĩa đó của từ có quan hệ với nhau, được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định. Trong từng nghĩa của mỗi từ cũng vậy, chúng gốm những thành tố nhỏ hơn, có thể phân tích ra được (dưới đây sẽ gọi là các nghĩa tố – seme) và cũng được sắp xếp theo một tổ chức nào đó. Như vậy, xét cơ cấu nghĩa của từ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ cấu nghĩa của từ Cơ cấu nghĩa của từ1. Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nh ưng đó không phải là những tổchức lộn xộn.Nếu là một từ nhiều nghĩa (đa nghĩa) thì các nghĩa đó của từ có quan hệ vớinhau, được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định.Trong từng nghĩa của mỗi từ cũng vậy, chúng gốm những thành tố nhỏ hơn, cóthể phân tích ra được (dưới đây sẽ gọi là các nghĩa tố – seme) và cũng đượcsắp xếp theo một tổ chức nào đó.Như vậy, xét cơ cấu nghĩa của từ là ta xác định xem từ đó có bao nhiêu nghĩa,mỗi nghĩa có bao nhiêu thành t ố nhỏ hơn, và tất cả chúng được sắp xếp trongquan hệ với nhau như thế nào.2. Mỗi một nghĩa thường gồm một số nghĩa tố đ ược tổ chức lại.Nghĩa tố được hiểu là một dấu hiệu logic ứng với một thuộc tính chung của sựvật, hiện tượng (biểu vật) được đưa vào nghĩa biểu niệm...Đó cũng chính là yếu tố ngữ nghĩa chung của các từ thuộc cũng một nhóm từhoặc riêng cho nghĩa của một từ đối lập với nghĩa của những từ khác trongcùng một nhóm(1).Ví dụ, một nghĩa của từ chân trong tiếng Việt đ ược phân tích là: bộ phận thânthể động vật (ở phía dưới cùng) để đỡ thân thể đứng yên hoặc vận động dờichỗ.Trong nghĩa này, có ba dấu hiệu logic của sự vật ứng với ba thuộc tính chungcủa nó, đã được đưa vào. Đó là ba nghĩa tố của một nghĩa trong từ chân.Ba nghĩa tố trên đây được phát hiện thông qua sự tập hợp và so sánh với các từkhác: tay, đầu, vai, ngực, bụng, l ưng,...Nghĩa tố bộ phận thân thể động vật chung cho mọi từ trong nhóm.Hai nghĩa tố còn lại được phát hiện thông qua so sánh với các từ trong nhóm đểthấy những khác biệt trong dấu hiệu logic về vị trí, chức năng của sự vật đ ượcgọi tên (biểu vật).Ta có thể hình dung một tập hợp các nghĩa tố của nghĩa nghĩa cũng t ương tựnhư một tập hợp các nét khu biệt của một âm vị vậy. Chỉ có điều ở đây, cácnghĩa tố nằm trong t ương quan giả định lẫn nhau và thuyết minh cho nhau.Chúng quan hệ thứ tự, tôn tri trong tổ chức nghĩa. Ví dụ: Trong nghĩa của từchân vừa phân tích, ta có ba nghĩa tố gọi theo thứ tự là a. b. c.Tuy nhiên, đó không phải là thứ tự thời gian, tuyến tính, mà thứ tự từ cái lớnđến cái nhỏ, từ cái cần yếu nhất đến cái ít cần yếu h ơn... Điều này được miêu tảlại trong từ điển như một phổ của những lời giải nghĩa vậy.Việc phân tích nghĩa của từ cho đến những thành tố cuối cùng không còn cóthể phân tích tiếp tục nữa (tức là phân tích cho hết được các nghĩa tố cần yếu)là một yêu cầu bắt buộc về mặt nguyên tắc. Thế nhưng, trên thực tế, cho tớinay vẫn chưa có được một phương pháp tổng quát đủ mạnh để cho pháp xácđịnh trong số các dấu hiệu logic cái nào được coi là nghĩa tố, còn cái nào thìkhông. Bởi thế, khi phân tích nghĩa t ư, có lúc chúng ta bu ộc phải có nhữngbiện luận riêng cho từng nhóm, thậm chí từng từ.3. Ở điểm 1, c húng ta đã nói rằng một từ có thể đơn nghĩa hoặc đa nghĩa. Tínhđa nghĩa của ngôn ngữ ở cấp độ từ thể hiện qua từ đa nghĩa. Quan hệ đa nghĩalà một trong những dạng quan trọng nhất thuộc các kiểu quan hệ ngữ nghĩatrong từ.3.1. Có thể định nghĩa về từ đa nghĩa như sau: Từ đa nghĩa là những từ có mộtsố nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối t ượng,hoặc biểu thị những đối t ượng khác nhau của thực tại.Ví dụ: Động từ che trong tiếng Việt có hai nghĩa. Động từ ăn có 12 nghĩa... (Từđiển tiếng Việt. Hà Nội, 1988). Chúng là các từ đa nghĩa.Với tư cách là đơn vị định danh, từ đa nghĩa cho ta thấy rằng: Từ có thể dichuyển từ chỗ gọi tên cho đối tượng này sang gọi tên cho đối tượng khác, từchỗ có nghĩa này, có thể có thêm nghĩa khác: → Đối tượng 1 Nghĩa 1 — → Đối tượng 2 Nghĩa 2 —Từ → (...) → Đối tượng n Nghĩa n —Sự di chuyển đó có nguyên nhân ở nhận thức của người bản ngữ và tính chấttiết kiệm trong ngôn ngữ. Hai nhân tố này tác động và ảnh hưởng lẫn nhau đãdẫn đến việc tạo lập từ đa nghĩa của từ vựng.3.2. Các nghĩa của từ đa nghĩa đ ược xây dựng và tổ chức theo những cáchthức, trật tự nhất định. Vì vậy, người ta cũng có thể phân loại chúng. Có nhiềucách phân loại, nhưng thường gặp nhất là những lưỡng phân qua n trọng nhưsau:3.2.1. Nghĩa gốc – Nghĩa phái sinhLưỡng phân này dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Nghĩa gốc đ ược hiểu lànghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựngnên nghĩa khác. Ví dụ với từ chân:(1) Bộ phận thân thể động vật ở phía dưới cùng, để đỡ thân thể đứng yên hoặcvận động rời chỗ;(2) Cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức(có chân trong ban quản trị).(...)Nghĩa 1 của từ chân ở đây là nghĩa gốc. Từ nghĩa 1 người ta xây dựng nên cácnghĩa khác của từ này bằng những con đường, cách thức khác nhau.Nghĩa gốc thường là nghĩa không giải thích đ ược lí do, và có thể được nhận ramột cách độc lập không cần thông qua nghĩa khác.Nghĩa phái sinh là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậychúng thường là nghĩa có lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ.Nghĩa 2 của từ chân vừa n êu là một ví dụ về nghĩa phái sinh.3.2.2. Nghĩa tự do – Nghĩa hạn chếLưỡng phân này một mặt dựa vào mối liên hệ giữa từ (với t ư cách là tên gọi)với đối tượng, mặt khác, là khả năng bộc lộ của nghĩa trong những hoàn cảnhkhác nhau mà từ xuất hiện.Nếu một nghĩa được bộc lộ trong mọi hoàn cảnh, không lệ thuộc vào một hoàncảnh bắt buộc nào, thì nghĩa đó được gọi là nghĩa tự do.Xét từ SẮT trong tiếng Việt, nó có nghĩa: Kim loại – rắn, cứng – màu sáng – tỉkhối 7,88 – nóng chảy ở nhiệt độ 15350C.Nghĩa này là nghĩa tự do vì được bộ lộ trong mọi hoàn cảnh: Giường sắt, Muasắt, Có công m ài sắt có ngày nên kim,...Ngược lại, nếu một nghĩa chỉ đ ược bộc lộ trong một (hoặc v ài) hoàn cảnh bắtbuộc thì nghĩa đ ...