Ở Vĩnh Phúc: Quyết định của Ủy ban nhân dân bắt buộc mọi người trong tỉnh phải đội nón bảo hiểm ngoại thành cũng như trong nội thành. Trong khi đó, Nghị quyết số 32/2007/NĐ-CP quy định bắt buộc đội nón bảo hiểm ở đường quốc lộ từ ngày 15/9/2007 và ở tất cả các tuyến đường từ ngày 15/12/2007. Như vậy, văn bản này có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản của Chính phủ, trái với Hiến pháp quy định. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế bảo vệ hiến pháp – Phần 4
Cơ chế bảo vệ hiến pháp – Phần 4
6. CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ VI HIẾN Ở MỘT SỐ NƯỚC 6.1 Việt
Nam
- Ở Vĩnh Phúc: Quyết định của Ủy ban nhân dân bắt buộc mọi người trong tỉnh
phải đội nón bảo hiểm ngoại thành cũng như trong nội thành. Trong khi đó, Nghị
quyết số 32/2007/NĐ-CP quy định bắt buộc đội nón bảo hiểm ở đ ường quốc lộ từ
ngày 15/9/2007 và ở tất cả các tuyến đường từ ngày 15/12/2007. Như vậy, văn bản
này có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản của Chính phủ, trái với Hiến pháp quy
định.
- Tuy nhiên, theo PGS-TS Trương Đắc Linh (Đại học Luật TP.HCM), suốt một
thời gian dài và cho đến nay vẫn còn một số quy định của Hiến pháp ch ưa đi vào
cuộc sống. Chẳng hạn Điều 23 Hiến pháp 1992 quy định thể thức tr ưng mua, trưng
dụng tài sản do luật định. Nhưng từ đó đến nay, việc giải tỏa đền bù tài sản hợp
pháp của cá nhân, tổ chức lại theo thể thức do nghị định của Chính phủ và quyết
định của UBND cấp tỉnh quy định. Mãi đến ngày 3-6-2008, Luật Trưng mua,
trưng dụng tài sản mới được Quốc hội thông qua và chỉ có hiệu lực từ 1-1-2009.
Do thiếu hành lang pháp lý cụ thể nên không ít quyền hiến định đã không được
bảo đảm thực thi hoặc thực thi một cách rất hạn chế. Chẳng hạn quyền đ ược thông
tin. Có vô số thông tin lẽ ra cần phải được công khai hoặc cung cấp khi yêu cầu
nhưng người dân lại không được tạo điều kiện hoặc không được tiếp cận với nhiều
lý do. Phải sau 17 năm Hiến pháp ghi nhận về quyền được thông tin, gần đây dự
án Luật Tiếp cận thông tin mới bắt đầu được nghiên cứu, thực hiện.
Ngoài ra, theo PGS-TS Thái Vĩnh Thắng (Đại học Luật Hà Nội), một loạt quyền
hiến định khác như quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý, quyền
tự do lập hội... cũng chưa được cụ thể hóa để đi vào đời sống. Cạnh đó, có không
ít quyền hiến định còn bị “cắt xén” bởi những văn bản pháp luật vi hiến. Một ví dụ
điển hình được PGS-TS Trương Đắc Linh chỉ ra là Thông tư 02 ngày 13-1-2003
của Bộ Công an quy định mỗi người chỉ được đăng ký một xe máy. Theo ông
Linh, quy định này rõ ràng trái với Điều 58 Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền
sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản
xuất...”. Phải hai năm sau, khi người dân kêu ca, phàn nàn và báo chí lên tiếng, Bộ
Công an mới tự hủy bỏ quy định vi hiến này.
- Sổ hộ khẩu với nhiều thứ''đòi''và''ăn theo'', được cựu Bộ trưởng Tư pháp
Nguyễn Đình Lộc cho là vi hiến , hạn chế quyền tư do đi lại, cư trú của công dân
đã được ghi nhận trong Hiến pháp.
- Sổ đỏ vào lớp 1, Nếu hôm nay chúng ta tán thành quy định kiểu “ngăn sông cấm
chợ”, rằng: Phải có sổ đỏ mới được vào lớp 1 của Ban Giám hiệu Tr ường tiểu học
2 Hà Huy Tập, TP Vinh, tỉnh Nghệ An thì liệu ngày mai sẽ lại có những quy định
tương tự?
“Đối tượng tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2011-2012 phải có hộ khẩu thường trú,
ở với bố mẹ có hộ khẩu, nóc nhà trên địa bàn. Đặc biệt trong bộ hồ sơ bắt buộc
phải có giấy photo có công chứng bìa đất (sổ đỏ)”. Đây là thông báo chính th ức
được Ban giám hiệu Trường tiểu học 2 Hà Huy Tập do Hiệu trưởng Nguyễn Cảnh
Thịnh ký trong việc tuyển sinh vào lớp 1 niên học 2010-2011.
Căn nguyên của quy định kỳ cục này là văn bản 1277 do Phó Chủ tịch UBND TP
Vinh, ông Nguyễn Hoài An ký với nội dung: “Các phường có áp lực tuyển sinh
như Lê Mao, Hà Huy Tập, Lê Lợi, Hưng Dũng... phải xây dựng phương án ngăn
ngừa, xử lý các hiện tượng nhập khẩu lách luật gây sức ép tuyển sinh cho phường
và trường học, làm phá vỡ quy mô trường lớp gây ảnh hưởng chất lượng học tập
của học sinh...”.
Lý giải về chuyện “sổ đỏ vào lớp 1”, Hiệu trưởng Thịnh giải thích: Năm học
2010-2011, Phòng GD&ĐT TP. Vinh chỉ giao chỉ tiêu cho trường tuyển sinh 5 lớp
1 với 175 học sinh, trong khi nhu cầu của phụ huynh lại lớn n ên nhà trường đã
phải có quy định trên. Ông cũng nói có nhiều trường hợp gửi hộ khẩu nhờ để con
được nhập học. “Điều này là sai”, và “do vậy phải quy định chặt chẽ ở khâu tuyển
sinh để ngăn ngừa, xử lý các hiện tượng nhập khẩu lách luật”.
Trên cả nước, đang tồn tại 3 tình trạng điển hình liên quan đến sổ đỏ. Thứ nhất,
đến thời điểm đầu tháng 6-2010 cho thấy cả nước đang có hàng trăm ngàn sổ đỏ ế
ẩm vì người dân không có đủ tiền đến lấy, dù đã đăng ký. Thứ hai, rất nhiều người
có nhà nhưng không có sổ đỏ vì ngôi nhà của họ thuộc diện nhà không đủ tiêu
chuẩn. Và thứ ba, cũng là diện nhiều nhất, là những người thậm chí không có cả
nhà để ở. (Một thông tin rất đáng chú ý ở Nghệ An là chỉ vừa mới đầu năm, Cơ
quan chức năng phát hiện vụ việc Giám đốc Cty TNHH Phú Tài, Phường Trường
Thi, Vinh, đã thu gom hàng ngàn sổ đỏ của dân để giao cho các cá nhân, tổ chức
nước ngoài đổi lấy vốn. Vụ việc cho đến nay vẫn chưa giải quyết rốt ráo).
Câu hỏi đặt ra là vì sao trường Hà Huy Tập đặt ra quy định này và đặt ra nhằm
mục đích gì? Nếu câu trả lời chỉ là để “ngăn ngừa, xử lý các hiện tượng nhập khẩu
lách luật gây sức ép tuyển sinh cho phường và trường học, làm phá vỡ quy mô
trường lớp” thì rõ ràng đây là một quy định chưa hợp lý với quyền được học tập
của trẻ em cũng như với thực trạng của nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình
nghèo. Bởi bản chất của quy định này là vì một khả năng “nhập khẩu lách luật” có
thể, hoặc không xảy ra (trong thực tế) mà lại ban hành một quy định có tính chất
cưỡng bách áp dụng đổ đồng cho tất cả các trường hợp.
à Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên quy định rất rõ quyền (được), và
nghĩa vụ (phải) đi học của trẻ em, theo đó: Giáo dục tiểu học l à cưỡng bách và
miễn phí.
- Bị phạt do bị áp dụng “Luật con to hơn luật mẹ” :
Ngày 13/8/2010, Tòa án nhân dân TP HCM nhận đơn của DNTN Tam Đảo.
Nhưng đến ngày 19/8/2010, Tòa đã ra thông báo bác đơn kiện của doanh nghiệp
này với lý do yêu cầu trên “không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án”.
Ngày 20/8/2010, DNTN Tam Đảo đã khiếu nại Tòa án nhân dân TP HCM về việc
trả lại đơn khởi kiện.
Theo báo Đất Việt, ...