Danh mục

Cơ chế, chính sách và giải pháp tham gia và tận dụng tốt các FTA mà Việt Nam là thành viên

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 437.55 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Cơ chế, chính sách và giải pháp tham gia và tận dụng tốt các FTA mà Việt Nam là thành viên phân tích thưc trạng ban hành các chính sách, pháp luật để triển khai thực hiện các FTA mà Việt Nam là thành viên, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập chủ yếu của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và trong việc tham gia và tận dụng các ưu đãi từ FTA thời gian qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế, chính sách và giải pháp tham gia và tận dụng tốt các FTA mà Việt Nam là thành viên CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THAM GIA VÀ TẬN DỤNG TỐT CÁC FTA MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN Đỗ Đức Bình Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: binhdd302@ gmail.com Mã bài: JED - 398 Ngày nhận bài: 05/09/2021 Ngày nhận bài sửa: 24/09/2021 Ngày duyệt đăng: 28/09/2021 Tóm tắt Từ việc phân tích và làm rõ sự khác biệt giữa các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới và các FTA truyền thống mà Việt Nam là thành viên, bài viết chỉ ra những cơ hội cho Việt Nam. Đồng thời, bài viết phân tích thưc trạng ban hành các chính sách, pháp luật để triển khai thực hiện các FTA mà Việt Nam là thành viên, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập chủ yếu của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và trong việc tham gia và tận dụng các ưu đãi từ FTA thời gian qua. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hội nhập, tham gia và tận dụng tốt các ưu đãi từ FTA mà Việt Nam là thành viên. Từ khóa: FTA, Chính sách, pháp luật, giải pháp, tham gia. Mã JEL: F15, F53 Mechanisms, policies and solutions to participate and make good use of FTAs ​​ which to Vietnam is a member Abstract: From analyzing and clarifying the difference between new-generation free trade agreements (FTAs) and traditional FTAs to which Vietnam is a member, the article points out opportunities for Vietnam. At the same time, the article analyzes the current status of promulgating policies and laws to implement FTAs to which Vietnam is a member, thereby pointing out the main limitations and shortcomings of Vietnam in economic integration. international trade in general and in participating in and taking advantage of the incentives from the FTA in the past time. On that basis, the article proposes a number of solutions to contribute to improving the efficiency of integration, participation and making good use of incentives from the FTA to which Vietnam is a member. Keywords: FTA, Policy, law, solutions, participation. JEL Codes: F15, F53 1. Đặt vấn đề Cho đến tháng 5/2021, Việt Nam đã và sẽ tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA). Theo đó, Việt Nam có nhiều cơ hội thuận lợi do các FTA đưa lại trong phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, qua hơn 26 năm triển khai thực hiện các FTA mà Việt Nam là thành viên, bên cạnh cơ hội và lợi ích tận dụng và thu được khá khả quan, tạo đà tốt cho nền kinh tế và đất nước nói chung tiếp tục phát triển, nhiều cơ hội vẫn chưa nắm bắt và tận dụng tốt, nền kinh tế đã gặp phải không ít rủi ro và thách thức. Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều, một trong số đó là do việc ban hành các chính sách, pháp luật để triển khai các FTA mà Việt Nam là thành viên và việc thực thi các chính sách, pháp luật này trong thực tế vẫn còn không ít bất cập; một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp và nhà kinh doanh & người dân Việt Nam nói chung chưa tích cực tìm hiểu và nắm vững các yêu cầu của FTA;… Tất cả những bất cập và nguyên nhân này đã và sẽ tạo ra rào cản đối với việc tiếp cận và tận dụng các cơ hội từ các FTA thế hệ mới và truyền thống, mà các đối tác tham gia đưa lại cho Việt Nam đối với phát triển đất nước nói chung, phát Số 292(2) tháng 10/2021 2 triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Hiện trạng này đòi hỏi cần có các giải pháp tháo gỡ kịp thời nhằm tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia và tận dụng có hiệu quả các FTA trong những năm tới. 2. Sự khác biệt cơ bản giữa FTA thế hệ mới và các FTA truyền thống và cơ hội từ việc tham gia các FTA thế hệ mới và truyền thống đối với Việt Nam 2.1. Các FTA Việt Nam là thành viên Tính đến ngày 1/5/2021, Việt Nam đã và đang đàm phán, tham gia cùng đàm phán và ký kết, thực thi và sẽ ký và thực thi 17 FTA. Trong đó: + Đã ký kết và thực thi 14 FTA; có 07 FTA ký kết với tư cách là một thành viên của ASEAN (AFTA, 06 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và New Zealand, Hồng Kông). + 07 FTA ký kết với tư cách là bên độc lập trong đàm phán và ký kết, gồm các FTA với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-ÂU, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Vương Quốc Anh. + Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)- 15 quốc gia tham gia đã ký ngày 15/11/2020, nhưng chưa thực thi. Riêng Ấn Độ tham gia và kết thúc đàm phán, nhưng chưa ký tham gia. + Còn 02 FTA: 1) Việt Nam với Israel, khởi động đàm phán từ tháng 12/2015 nhưng chưa kết thúc và chưa ký; và 2) FTA giữa Việt Nam với khối thương mại tự do châu Âu (EFTA gồm 04 quốc gia: Thụy Sĩ; Na Uy; Iceland và Liechtenstein) đã khởi động đàm phán từ tháng 5/2012, đến nay vẫn chưa kết thúc. 2.2. Khác biệt giữa FTA thế hệ mới và các FTA truyền thống mà Việt Nam là thành viên FTA thế hệ mới FTA truyền thống 1. Số lượng FTA 07 FTA Việt Nam tham gia trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA-EVIPA ASEAN, 06 FTA song phương với các đối tác ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, EAEU, Chile và Vương Quốc Anh 2. Mức độ cam kết mở cửa thị trường + Tiếp cận thị trường toàn diện, cả về thương mại + Nội dung cam kết chủ yếu về mở cửa thị t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: