Danh mục

Cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay ( tháng 10 năm 2010)

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 88.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu 'cơ chế điều hành lãi suất ở việt nam từ năm 1990 đến nay ( tháng 10 năm 2010)', tài chính - ngân hàng, ngân hàng - tín dụng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay ( tháng 10 năm 2010) Đề tài: Cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay ( tháng 10 năm 2010). I. sự cấn thiết phải nghiên cứu đề tài: Cùng với sự phát triển của Thế giới,Việt nam đã và đang từng bước đi lên và đạt được những thành tựu to lớn đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng của XHCN sau hơn 10 năm đổi mới các hoạt động kinh tế đã trở nên khá sôi động và tạo nên sắc thái mới cho nên kinh tế. Cùng với đà thắng lợi của đất nước trong công cuộc đổi mới nền kinh tế ngành ngân hàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới của mình đã tiến được những bước quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý lãi suất được coi là nhạy cảm nhất nó thực sự là vấn đề nóng bỏng nhất thu hút được nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội . Lãi suất với tư cách là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu và từ lâu được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng như một công cụ hữu hiệu điều tiết nền kinh tế. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường lãi suất trở thành công cụ đắc lực để NHTW ( ngân hàng trung ương ) thực thi chính sách tiền tệ nhằm điều tiết các mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư lạm phát và tăng trưởng kinh tế …Trong từng thời kỳ nhất định cho nên việc thi hành một chính sách lãi suất thích hợp là vô cùng phức tạp mà vai trò đó thuộc NHNN. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường các nghiệp vụ ngân hàng đã không ngừng đổi mới và phát triển để phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước. Với trọng trách đó, việc nhận thức lại những vấn đề cơ bản về lãi suất, cũng như việc học tập kinh nghiệm về quản lí và điều hành chính sách lãi suất của các nước phát triển là rất cần thiết. Điều nầy không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng và điều hành chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế quản lí kinh tế hiện nay, mà còn rất quan trọng đối với quá trình hình thành và hoạt động một cách hiệu quả của hệ thống thị trường tài chính ở Việt Nam góp phần giải quyết khó khăn về vốn, đảm bảo sự thắng lợi quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. II. Những vấn đề chung về lãi suất: 1. Khái niệm lãi suất: Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Lãi suất được sinh ra là bởi len người đi vay đã sử dụng vốn đó để phục vụ các nhu cầu sinh lời của mình ( trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng) trong khi người cho vay đã hi sinh quyền đó 2. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế: a. Là công cụ khuyến khích tiết kiệm đầu tư: Lãi suất là công cụ khuyến khích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiết kiệm của chủ thể kinh tế, tạo nên quỹ cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Theo lý thuyết tài chính chúng ta có thể đưa ra phương trình thu nhập sau: Thu nhập = tiêu dùng + tiết kiệm Phương trình trên không những đúng với đặc điểm tài chính của các hộ gia đình, các doanh nghiệp mà còn đúng với cả nền kinh tế quốc gia Giả sử trong điều kiện của một nền kinh tế bình thường, tỷ lệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm là hợp lý để tăng tỷ lệ tiết kiệm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì biện pháp hiệu quả là tăng lãi suất huy động vốn. Khi lãi suất vốn tăng lên, thì trước hết các hộ gia đình phải xem xét các khoản chi cho tiêu dùng thường xuyên có thể giảm chi hoặc hoãn một số khoản chi để tăng thêm khoản tiết kiệm trong tổng thu nhập. Sau từ khoản tiết kiệm này họ sẽ hướng đầu tư gửi vào Ngân hàng, vào quỹ bảo hiểm hay đầu tư vào chứng khoán khi thấy có lợi hơn. Như vậy, lãi suất là công cụ có hiệu lực để phân chia tỷ lệ giữa người tiêu dùng và tiết kiệm. b. Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Chính sách lãi suất là một bộ phận trong tiền tệ của nhà nước nhằm điều tiết lưu thông tiền tệ kích thích điều tiết và hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Lãi suất phải trả cho khoản vay là các khoản chi phí của doanh nghiệp. Do vậy, lãi suất sẽ khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại lãi suất cho vay cao sẽ thu hẹp đầu tư của các doanh nghiệp. Lãi suất là công cụ buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả những ưu đãi về lãi suất, về điều kiện cung cấp tín dụng và thanh toán, là công cụ của Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các nghành, các sản phẩm cần ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế. c. Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô: Lãi suất tạo chi phí của người đi vay vì vậy sự biến động của lãi suất có tác động đến đầu tư, đến tiêu dùng qua đó tác động đến các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô biểu hiện trong các trường hợp: Lãi suất thấp → kích thích đầu tư, kích thich tiêu dùn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: