Danh mục

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát sandbox - Khả năng sử dụng trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực Fintech

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 336.49 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhằm đưa ra những kiến nghị mang tính lưu ý sẽ góp phần bổ trợ và nhắc nhở “các nhà làm luật” những vấn đề cần lưu tâm, khi tiến hành xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát chuyên biệt cho lĩnh vực Fintech tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát "sandbox" - Khả năng sử dụng trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực Fintech HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 64. 1 Bùi Duy Hưng* Dương Kim Thế Nguyên** Tóm tắt Dưới sự tác động ngày càng lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ quan quản lý nhà nước đang đứng trước những thách thức nhất định trong việc quản lý các mô hình, sản phẩm kinh tế mới xuất hiện, nhất là trong lĩnh vực Fintech (công nghệ tài chính) vốn có nhiều nhạy cảm. Học hỏi từ kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới, Sandbox là giải pháp cho vấn đề trên khi có thể tạo ra môi trường thử nghiệm có kiểm soát, hạn chế rủi ro, thất bại có thể xảy ra mà vẫn đảm bảo các quan điểm của Nhà nước trong công tác quản lý. Phân tích tình hình thực tiễn tại Việt Nam, cho thấy đã có nhiều mảng hoạt động của Fintech chứng minh khả năng thuận lợi để sử dụng Sandbox trong xây dựng khuôn khổ pháp lý (điển hình như cho vay ngang hàng). Vì vậy, để xây dựng Sandbox thành công, tác giả đã đưa ra các kiến nghị mang tính chất định hướng tham khảo việc xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát chuyên biệt đối với lĩnh vực Fintech tại Việt Nam. Từ khóa: Sandbox; Fintech; cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. 1. Đặt vấn đề Việc xây dựng Sandbox hiệu quả rất khó khăn, dễ xảy ra các sai lầm dẫn đến độc quyền chính sách, tạo lỗ hổng cho các doanh nghiệp bất chính lợi dụng… Nhu cầu nghiên cứu để chỉ ra những lưu ý trong việc xây dựng một cơ chế thử nghiệm có kiểm soát chuyên biệt đối với lĩnh vực Fintech cho Việt Nam là cần thiết và phải được tiến hành một cách nhanh chóng. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đưa ra một số lưu ý để bổ *Ban Tuyên giáo, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh| Email liên hệ: buiduyhung.law@gmail.com **Trường Đại học Kinh tế TP. HCM 959 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM trợ cho quá trình xây dựng (bước đầu) cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho lĩnh vực Fintech tại Việt Nam phù hợp với những đặc điểm chuyên biệt. 2. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của bài viết Bài viết tập trung nghiên cứu về một vấn đề cấp thiết nhưng chưa được quan tâm làm rõ đúng mức, vì vậy khi hoàn thành bài viết sẽ có giá trị khoa học to lớn, là cơ sở để những nghiên cứu tiếp theo được thực hiện. Với mục đích nghiên cứu của bài viết, những kiến nghị mang tính lưu ý được đưa ra sẽ góp phần bổ trợ và nhắc nhở “các nhà làm luật” những vấn đề cần lưu tâm, khi tiến hành xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát chuyên biệt cho lĩnh vực Fintech tại Việt Nam. 3. Tổng quan nghiên cứu Hiện nay, do đề tài hướng đến việc xây dựng một cơ chế mới tại Việt Nam nên chưa có công trình nghiên cứu cũng như tìm hiểu chuyên sâu nào về cơ chế này. Mặc dù vậy, tác giả cũng tiến hành tham khảo một số nghiên cứu trên thế giới và các bài viết có đề tài liên quan như nền kinh tế chia sẻ, Fintech… có thể liệt kê đến các bài nghiên cứu và bài viết như: - Bài nghiên cứu “Building FinTech Ecosystems: Regulatory Sandboxes, Innovation Hubs and Beyond” (tạm dịch: Xây dựng hệ sinh thái Fintech: Sandbox, trung tâm đổi mới và hơn thế nữa) của nhóm tác giả Ross P. Buckley, Douglas W. Arner, Robin Veidt, Dirk A. Zetzsche, được đăng trên Tạp chí Luật và Chính sách của Đại học Washington, số 61, năm 2020. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả nhận định: Trên thế giới, các nhà quản lý và hoạch định chính sách đang tích cực để hỗ trợ sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ tài chính (Fintech). Hiện nay đã có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành thành lập hoặc công bố Sandbox cho lĩnh vực Fintech. Bên cạnh đó, những trung tâm đổi mới cũng được thiết lập, và đôi khi chứa đụng Sandbox như một thành phần bao hàm trong đó. Bài viết lập luận rằng các trung tâm đổi mới cung cấp tất cả lợi ích cho việc hoạch định chính sách và thử nghiệm Sandbox, đồng thời hạn chế hầu hết hạn chế của Sandbox. - Bài nghiên cứu “Fintech Sandboxes: Achieving a Balance between Regulation and Innovation” (tạm dịch: Sandbox cho Fintech: Cách để đạt được sự cân bằng giữa quy định và sáng tạo) của nhóm tác giả Lev Bromberg, Andrew Godwin và Ian Ramsay được đăng trên Tạp chí Luật Tài chính – Ngân hàng và Thực tiễn, tập 28, số 4, trang 314-336, năm 2017. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả nhận định: Sự phát triển của Fintech đang ngày càng phá vỡ các thị trường dịch vụ tài chính toàn cầu. Bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng đã dẫn đến những thách thức cho các nhà quản lý tài chính, vốn đã phải đối mặt với các mục tiêu quan trọng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC). Sandbox, nhằm 960 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM khuyến khích sự đổi mới bằng cách cho phép các doanh nghiệp thử nghiệm các dịch vụ Fintech của họ trong môi trường an toàn, là ví dụ cho sự thoát ly khỏi các phương pháp tiếp cận quy định truyền thống, thể hiện nỗ lực nắm bắt các quy định một cách chủ động. - Tham luận “Fintech và cách mạng công nghiệp 4.0, những tác động lên thế giới tài chính” của tác giả Hoàng Hà (Khoa Đào tạo Quốc tế – Đại học Duy Tân) đóng góp tại Hội thảo quốc tế Khoa học quản trị và kinh doanh lần thứ VI năm 2017. Tham luận nhận định: Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: