![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Cơ chế tỷ giá hối đoái, cấu trúc vi mô của thị trường ngoại hối và diễn tiến tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian gần đây
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 735.99 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu đánh giá tác động của thông tin vĩ mô thay đổi cơ chế tỷ giá hối đoái lên cấu trúc vi mô của thị trường ngoại hối của Việt Nam. Lý thuyết về xác định chênh lệch tỷ giá mua và bán được thừa nhận từ các nghiên cứu đi trước tại các thị trường ngoại hối những năm 1980 và 1990 được kiểm định theo một mô hình hồi quy đơn giản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế tỷ giá hối đoái, cấu trúc vi mô của thị trường ngoại hối và diễn tiến tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian gần đây CƠ CHẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, CẤU TRÚC VI MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ DIỄN TIẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY TS. Lương Thái Bảo1 Nguyễn Thị Linh Chi2 Nguyễn Thu Huệ3 Phạm Thị Mơ4 Tóm tắt Nghiên cứu đánh giá tác động của thông tin vĩ mô thay đổi cơ chế tỷ giá hối đoái lên cấu trúc vi mô của thị trường ngoại hối của Việt Nam. Lý thuyết về xác định chênh lệch tỷ giá mua và bán được thừa nhận từ các nghiên cứu đi trước tại các thị trường ngoại hối những năm 1980 và 1990 được kiểm định theo một mô hình hồi quy đơn giản. Kết quả cho thấy cần phải có mô hình hồi quy tốt hơn để phân tích cấu trúc vi mô của thị trường ngoại hối Việt Nam. Bên cạnh đó nếu xem xét sâu vào các cơ chế truyền dẫn từ khối lượng giao dịch và biến động hàng ngày của tỷ giá lên chênh lệch tỷ giá mua và bán thì thấy đã xuất hiện các yếu tố tích cực để phát triển thị trường phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Từ khóa: cơ chế tỷ giá hối đoái, lý thuyết cấu trúc vi mô, chênh lệch giá mua và giá bán, chi phí giao dịch. 1. Lời mở đầu Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn phải đối mặt với những biến động của thị trường thế giới liên quan đến giá cũng như cung và cầu của các hàng hóa do nền kinh tế có độ mở lớn. Bên cạnh đó, tác động của các chính sách nội địa chưa thực sự mang lại ổn định bên trong của nền kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng và lạm phát luôn là hai mục tiêu mà quốc gia phải đánh đổi. Các nhân tố bên trong và bên ngoài này được phản ánh lên một biến số kinh tế quan trọng đó là tỷ giá hối đoái và tạo sự biến động của nó. Mối quan tâm của giới nghiên cứu và các cơ quan chính sách dường như được tập trung vào khía cạnh vĩ mô của biến số này, tức là tương tác của tỷ giá hối đoái với các biến số kinh tế vĩ mô nền tảng và đặc biệt với tính cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, một khía cạnh quan trọng khác của tỷ giá hối đoái cũng cần được theo dõi và nghiên cứu đó là tác động của cơ chế tỷ giá hối đoái lên cấu trúc vi mô của 1, 2, 3, 4 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 27 thị trường ngoại hối và biến động của tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Đây là một biến số kinh tế vi mô có vai trò không hề nhỏ vì nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như quyết định của các bên liên quan trên thị trường ngoại hối. Nhưng trên hết nó có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối của Việt Nam về cả quy mô cũng như tính hiệu quả, tạo kênh truyền dẫn tốt hơn giữa chính sách vĩ mô và cung cầu trên thị trường. Aflouk và đồng tác giả (2016) sử dụng tiếp cận FEER để đo lường độ lệch của tỷ giá hối đoái tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á.5 Độ lệch của tỷ giá hối đoái được định nghĩa là mức chênh lệch tính theo phần trăm giữa tỷ giá hối đoái quan sát trên thực tế và tỷ giá hối đoái cân bằng. Tính toán của các tác giả cho thấy, kể từ 2009 đến 2013, tỷ giá song phương danh nghĩa giữa USD và VND có xu hướng tăng trong đó VND bị đánh giá thấp hơn mức cân bằng khoảng 24% nếu tính theo giá trị danh nghĩa. Cùng thời gian, tỷ giá hối đoái hiệu quả thực quan sát luôn bám sát giá trị cân bằng của nó, chênh lệch gần như bằng không từ 2009 đến 2012 và có xu hướng giảm. Với sự ổn định tương đối của tỷ giá hối đoái danh nghĩa USD/VND và không có biến động lớn của các biến số kinh tế vĩ mô từ năm 2013 đến nay, có thể giả định rằng xu hướng của tỷ giá danh nghĩa và thực này vẫn tiếp diễn với độ chênh lệch có thể khác biệt đôi chút. Hình 1. Tỷ giá hiệu quả thực và tỷ giá danh nghĩa của Việt Nam 5 FEER là tiếp cận vĩ mô để xem xét độ lệch của tỷ giá ở trung hạn. Thông tin tỷ giá từ nghiên cứu này giúp cung cấp bức tranh toàn cảnh của biến động tỷ giá để từ đó có thể xem xét hành vi của tỷ giá trong ngắn hạn tốt hơn. 28 Nguồn: Aflouk và đồng tác giả (2016) Diễn tiến trên của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam phản ảnh một thực tế rằng chính sách tỷ giá hối đoái thực thi trong giai đoạn từ cuối 2015 trở về trước mang nhiều điểm tương đồng với tiếp cận neo danh nghĩa theo định nghĩa của Corden (1992).6 Điều này phù hợp với mục tiêu chính sách chính thống được công bố của Việt Nam, trong đó ổn định lạm phát luôn là ưu tiên hàng đầu trên các mục tiêu vĩ mô khác. Việc thực thi chính sách tỷ giá theo tiếp cận này được thể hiện bằng việc Ngân hàng Nhà nước duy trì cơ chế biên độ giao dịch ở các mức khác nhau, kết hợp đưa ra các tuyên bố mục tiêu giữ cho VND không bị mất giá vượt x% nhất định với USD cũng như duy trì các quy định về kiểm soát vốn chặt chẽ. Thực thi chính sách tỷ giá theo tiếp cận này, bên cạnh những lợi ích mang lại như giúp ổn định tỷ giá danh nghĩa hay góp phần giảm áp lực của lạm phát (có thể do nguyên nhân từ chính sách tiền tệ, tài khóa hoặc cơ cấu kinh tế), Việt Nam cũng phải chấp nhận một số hệ quả không mong muốn mà đặc biệt là đối với sự phát triển của thị trường ngoại hối. Nếu nhìn vào các nghiên cứu gần đây về thị trường ngoại hối của Việt Nam, chúng ta thấy có rất ít nghiên cứu đi sâu vào vấn đề này. Các nghiên cứu như của Nguyen và Nguyen (2010) và Đinh Thị Thanh Long (2014) chỉ ra một số thực trạng phải lưu ý về thị trường hiện nay gồm: i) Có chênh lệch giữa tỷ giá quan sát trên thị trường chính thức và tỷ giá quan sát trên trị trường phi chính thức, ii) Khối lượng 6 Tiếp cận neo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế tỷ giá hối đoái, cấu trúc vi mô của thị trường ngoại hối và diễn tiến tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian gần đây CƠ CHẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, CẤU TRÚC VI MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ DIỄN TIẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY TS. Lương Thái Bảo1 Nguyễn Thị Linh Chi2 Nguyễn Thu Huệ3 Phạm Thị Mơ4 Tóm tắt Nghiên cứu đánh giá tác động của thông tin vĩ mô thay đổi cơ chế tỷ giá hối đoái lên cấu trúc vi mô của thị trường ngoại hối của Việt Nam. Lý thuyết về xác định chênh lệch tỷ giá mua và bán được thừa nhận từ các nghiên cứu đi trước tại các thị trường ngoại hối những năm 1980 và 1990 được kiểm định theo một mô hình hồi quy đơn giản. Kết quả cho thấy cần phải có mô hình hồi quy tốt hơn để phân tích cấu trúc vi mô của thị trường ngoại hối Việt Nam. Bên cạnh đó nếu xem xét sâu vào các cơ chế truyền dẫn từ khối lượng giao dịch và biến động hàng ngày của tỷ giá lên chênh lệch tỷ giá mua và bán thì thấy đã xuất hiện các yếu tố tích cực để phát triển thị trường phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Từ khóa: cơ chế tỷ giá hối đoái, lý thuyết cấu trúc vi mô, chênh lệch giá mua và giá bán, chi phí giao dịch. 1. Lời mở đầu Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn phải đối mặt với những biến động của thị trường thế giới liên quan đến giá cũng như cung và cầu của các hàng hóa do nền kinh tế có độ mở lớn. Bên cạnh đó, tác động của các chính sách nội địa chưa thực sự mang lại ổn định bên trong của nền kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng và lạm phát luôn là hai mục tiêu mà quốc gia phải đánh đổi. Các nhân tố bên trong và bên ngoài này được phản ánh lên một biến số kinh tế quan trọng đó là tỷ giá hối đoái và tạo sự biến động của nó. Mối quan tâm của giới nghiên cứu và các cơ quan chính sách dường như được tập trung vào khía cạnh vĩ mô của biến số này, tức là tương tác của tỷ giá hối đoái với các biến số kinh tế vĩ mô nền tảng và đặc biệt với tính cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, một khía cạnh quan trọng khác của tỷ giá hối đoái cũng cần được theo dõi và nghiên cứu đó là tác động của cơ chế tỷ giá hối đoái lên cấu trúc vi mô của 1, 2, 3, 4 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 27 thị trường ngoại hối và biến động của tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Đây là một biến số kinh tế vi mô có vai trò không hề nhỏ vì nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như quyết định của các bên liên quan trên thị trường ngoại hối. Nhưng trên hết nó có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối của Việt Nam về cả quy mô cũng như tính hiệu quả, tạo kênh truyền dẫn tốt hơn giữa chính sách vĩ mô và cung cầu trên thị trường. Aflouk và đồng tác giả (2016) sử dụng tiếp cận FEER để đo lường độ lệch của tỷ giá hối đoái tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á.5 Độ lệch của tỷ giá hối đoái được định nghĩa là mức chênh lệch tính theo phần trăm giữa tỷ giá hối đoái quan sát trên thực tế và tỷ giá hối đoái cân bằng. Tính toán của các tác giả cho thấy, kể từ 2009 đến 2013, tỷ giá song phương danh nghĩa giữa USD và VND có xu hướng tăng trong đó VND bị đánh giá thấp hơn mức cân bằng khoảng 24% nếu tính theo giá trị danh nghĩa. Cùng thời gian, tỷ giá hối đoái hiệu quả thực quan sát luôn bám sát giá trị cân bằng của nó, chênh lệch gần như bằng không từ 2009 đến 2012 và có xu hướng giảm. Với sự ổn định tương đối của tỷ giá hối đoái danh nghĩa USD/VND và không có biến động lớn của các biến số kinh tế vĩ mô từ năm 2013 đến nay, có thể giả định rằng xu hướng của tỷ giá danh nghĩa và thực này vẫn tiếp diễn với độ chênh lệch có thể khác biệt đôi chút. Hình 1. Tỷ giá hiệu quả thực và tỷ giá danh nghĩa của Việt Nam 5 FEER là tiếp cận vĩ mô để xem xét độ lệch của tỷ giá ở trung hạn. Thông tin tỷ giá từ nghiên cứu này giúp cung cấp bức tranh toàn cảnh của biến động tỷ giá để từ đó có thể xem xét hành vi của tỷ giá trong ngắn hạn tốt hơn. 28 Nguồn: Aflouk và đồng tác giả (2016) Diễn tiến trên của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam phản ảnh một thực tế rằng chính sách tỷ giá hối đoái thực thi trong giai đoạn từ cuối 2015 trở về trước mang nhiều điểm tương đồng với tiếp cận neo danh nghĩa theo định nghĩa của Corden (1992).6 Điều này phù hợp với mục tiêu chính sách chính thống được công bố của Việt Nam, trong đó ổn định lạm phát luôn là ưu tiên hàng đầu trên các mục tiêu vĩ mô khác. Việc thực thi chính sách tỷ giá theo tiếp cận này được thể hiện bằng việc Ngân hàng Nhà nước duy trì cơ chế biên độ giao dịch ở các mức khác nhau, kết hợp đưa ra các tuyên bố mục tiêu giữ cho VND không bị mất giá vượt x% nhất định với USD cũng như duy trì các quy định về kiểm soát vốn chặt chẽ. Thực thi chính sách tỷ giá theo tiếp cận này, bên cạnh những lợi ích mang lại như giúp ổn định tỷ giá danh nghĩa hay góp phần giảm áp lực của lạm phát (có thể do nguyên nhân từ chính sách tiền tệ, tài khóa hoặc cơ cấu kinh tế), Việt Nam cũng phải chấp nhận một số hệ quả không mong muốn mà đặc biệt là đối với sự phát triển của thị trường ngoại hối. Nếu nhìn vào các nghiên cứu gần đây về thị trường ngoại hối của Việt Nam, chúng ta thấy có rất ít nghiên cứu đi sâu vào vấn đề này. Các nghiên cứu như của Nguyen và Nguyen (2010) và Đinh Thị Thanh Long (2014) chỉ ra một số thực trạng phải lưu ý về thị trường hiện nay gồm: i) Có chênh lệch giữa tỷ giá quan sát trên thị trường chính thức và tỷ giá quan sát trên trị trường phi chính thức, ii) Khối lượng 6 Tiếp cận neo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cơ chế tỷ giá hối đoái Cấu trúc vi mô của thị trường ngoại hối Tỷ giá hối đoái Lý thuyết cấu trúc vi mô Chi phí giao dịchTài liệu liên quan:
-
Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
25 trang 491 0 0 -
Tài trợ thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế trong ngoại thương: Phần 1
275 trang 307 5 0 -
Tập bài giảng Nghiệp vụ thanh toán quốc tế - Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
39 trang 258 0 0 -
Tài liệu Câu hỏi ôn tập thi vấn đáp môn học Thanh toán quốc tế
0 trang 137 0 0 -
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế
10 trang 126 0 0 -
Giáo trình Thanh toán tín dụng quốc tế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
77 trang 98 0 0 -
Giáo trình Thanh toán quốc tế trong du lịch: Phần 1 - TS. Trần Thị Minh Hòa
97 trang 97 0 0 -
40 trang 87 0 0
-
Áp dụng mô hình ARDL nghiên cứu tác động của các chỉ số giá đến thị trường chứng khoán Việt Nam
10 trang 62 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần môn Thanh toán quốc tế
trang 59 0 0