Cô đơn
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 107.78 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
- Cúc, cù cu. Nào, lại đây ta cho ăn! Lại gần nữa, đừng sợ! Nào! Thật rõ ngốc! Trước mặt ông là mấy con chim bồ câu, một con màu trắng, số còn lại màu xám, cổ lốm đốm các chấm đen. Chúng mở những cặp mắt to tròn nhìn ông, đầu luôn nghiêng ngó bên này bên kia, chốc chốc lại kêu lên "gù gù", nghe như được phát ra từ sâu trong ngực. Chúng đứng từ xa chờ ông ném những vụn bánh mì khô đang giữ trên tay, nhưng ông lại muốn chúng đến gần,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cô đơn Cô đơnÔng ngồi trên ghế đá, chìa một tay để ngừa về phía trước.- Cúc, cù cu. Nào, lại đây ta cho ăn! Lại gần nữa, đừng sợ! Nào! Thật rõ ngốc!Trước mặt ông là mấy con chim bồ câu, một con màu trắng, số còn lại màu xám,cổ lốm đốm các chấm đen. Chúng mở những cặp mắt to tròn nhìn ông, đầu luônnghiêng ngó bên này bên kia, chốc chốc lại kêu lên gù gù, nghe như được phát ratừ sâu trong ngực. Chúng đứng từ xa chờ ông ném những vụn bánh mì khô đanggiữ trên tay, nhưng ông lại muốn chúng đến gần, gần hơn nữa. Ông muốn chúngđậu và ăn từ lòng tay ông. Lúc này chúng đang cách ông một mét.Một tuần trước đây, khoảng cách là ba bốn mét. Những mét đầu tiên được rút ngắndễ dàng, nhưng đến cái mét cuối cùng này thì khác hẳn. Bầy chim đã quen ông,đến mức mỗi sáng khi ông xuất hiện, không hiểu từ đâu chúng kéo nhau bay đếnđậu rất nhiều trước mặt. Ông ném thức ăn cho chúng, hôm là những vụn bánh, cóhôm cơm thừa phơi khô hay thóc gạo. Chúng mổ ăn ngon lành, có lúc mổ nhầm cảnhững viên sỏi nhỏ. Chao, ông thèm được vuốt ve những con vật bé nhỏ đáng yêunày biết bao, thèm được chúng tự nguyện đặt đôi chân mảnh mai lên tay ông, đểông khoan khoái tận hưởng cái cảm giác nhuồn nhuột dễ chịu khi chúng mổ mổvào lòng tay. Rồi vừa lẩm bẩm mắng yêu chúng tội tham ăn và khó bảo, ông vừachìa tay về phía trước, nhưng những con chim bướng bỉnh vẫn không chịu rút ngắncái khoảng cách một mét tai hại kia. Ngay cả con trắng dạn nhất cũng vậy. Ôngtiến lên bao nhiêu, chúng lùi xa bấy nhiêu. Để chúng khỏi thất vọng bay đi, chốcchốc ông phải tung một ít thức ăn. Ông biết chúng còn ngần ngại, không tin vàolòng tốt của ông.- Thật rõ ngốc! Có ai làm gì chúng mày đâu mà sợ, - ông mắng bầy chim, rồi lạidỗ: - Nào, lại đây! Lại đây ta cho ăn nào!...Cứ thế, hết giờ này đến giờ khác, ông già ngồi trên ghế đá với bàn tay để ngửa chìara phía trước như người xin bố thí, trong khi thực ra ông đang cho, cho mà khôngđược nhận.Vào giờ này công viên vắng người. Mặt trời đã vượt lên khỏi khu nhà năm tầngphố bên. Đang tiết thu, nắng vàng dễ chịu. Một đôi trai gái dắt tay nhau đi ngang.Họ cười khá to, làm đàn chim hoảng sợ bay lên. Sau đó một số quay lại, số khácbay đi hẳn, chắc vì đã no hay vì chán trò chơi ú tim kia.Bỗng một hồi trống vang to, báo hiệu hết giờ của trường tiểu học gần đó. Ông tungnốt những vụn bánh còn lại cho bầy chim rồi thong thả đứng dậy, đội chiếc mũphớt cũ lên mái đầu bạc, sửa sửa chiếc cà vạt trên cổ và chống gậy đi ra phía cổng.Ở đó ông sẽ gặp một cô bé lớp một kháu khỉnh mà đã tuần nay hàng ngày ông cónhiệm vụ đưa đến trường và chờ học xong lại đưa về nhà.- Ông vẫn chờ cháu từ sáng tới giờ ở Công viên đấy à? - Cô bé hỏi khi hai ngườibước sang phố đốidiện.- Ừ, - ông lơ đãng đáp, tai lắng nghe những tiếng động đều đều quen thuộc củaphố phường. Sáng hôm nay trời thật đẹp. Không khí trong lành và thoang thoảngmùi hoa sữa. Xuyên qua những tán cây rậm rạp, mặt trời để rơi trên hè phố nhữngđốm tròn màu vàng chồng chéo lên nhau. Ông thong thả bước đi, thích thú gõmạnh đầu gậy xuống đường, cố tình dẫm lên những chiếc lá khô để được nghetiếng lạo xạo dưới đế giày.- Ông làm gì ở công viên?- Ông chơi.- Ông chơi? Chơi một mình?- Ừ, ông ngồi chơi một mình. Cháu ngạc nhiên à?Cô bé im lặng một lúc như suy nghĩ điều gì:- Cháu không thích chơi một mình, cháu cũng không thích ông chơi một mình.Một chiếc xe rửa đường đi tới. Khách từ giữa lòng phố vội né lên hè. Nhiều ngườilầu bầu bực mình hoặc mỉm cười vui thích vì bị nước té. Chiếc xe đi qua, để lạimặt đường ướt sẫm với làn không khí run run những chấm li ti xanh đỏ cùng mùihăng hăng dễ chịu như mùi một loài hoa nào đấy ta quên mất tên.- Ông ơi, - cô bé lại lên tiếng, - ông biết điều này chưa?- Biết gì cơ?- Biết bà cháu nhận được điện báo tối nay bố mẹ cháu về.- Thế à? - ông hỏi lại. Lúc này ông mới thực sự chú ý tới lời cô bé. Ông định hỏithêm điều gì nhưng không hiểu sao lại lặng lẽ đi tiếp.Nghĩa là từ ngày mai mình chẳng còn được đưa nó tới trường nữa, ông thầm nghĩ,bỗng thấy buồn buồn.Đứa bé này không phải cháu ông, mà con một đôi vợ chồng diễn viên điện ảnhđang bận quay phim ở vịnh Hạ Long một tuần. Trong khoảng thời gian đó đứa béđược gửi đến ở với bà nội, và vì bà nội nó đi lại khó khăn nên ông, với tư cách bạncũ của gia đình, được nhờ hàng ngày đưa nó đi học.Nhà ông cách đấy hai dãy phố. Ông sống một mình. Ông sống một mình từ xưađến nay, chưa từng lấy vợ lần nào và tất nhiên chưa bao giờ có con cháu. Ông đãbẩy mươi tuổi. Về hưu đến cuối năm nay là tròn mười năm. Ông là nghệ sĩ vi-ô-lông nổi tiếng mà trong giới âm nhạc không ai không biết.Tốt nghiệp xuất sắc nhạc viện Pari, ông vừa về nước thì cách mạng bùng nổ. Ônglên Việt Bắc tham gia kháng chiến bằng chiếc đàn của mình, chiếc đàn ông vẫn tựhào khoe với bạn bè là do chính tay Stradivarius làm nên. Hòa bình, ông làm việc ởĐoàn ca múa Trung ương, sau chuyển sa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cô đơn Cô đơnÔng ngồi trên ghế đá, chìa một tay để ngừa về phía trước.- Cúc, cù cu. Nào, lại đây ta cho ăn! Lại gần nữa, đừng sợ! Nào! Thật rõ ngốc!Trước mặt ông là mấy con chim bồ câu, một con màu trắng, số còn lại màu xám,cổ lốm đốm các chấm đen. Chúng mở những cặp mắt to tròn nhìn ông, đầu luônnghiêng ngó bên này bên kia, chốc chốc lại kêu lên gù gù, nghe như được phát ratừ sâu trong ngực. Chúng đứng từ xa chờ ông ném những vụn bánh mì khô đanggiữ trên tay, nhưng ông lại muốn chúng đến gần, gần hơn nữa. Ông muốn chúngđậu và ăn từ lòng tay ông. Lúc này chúng đang cách ông một mét.Một tuần trước đây, khoảng cách là ba bốn mét. Những mét đầu tiên được rút ngắndễ dàng, nhưng đến cái mét cuối cùng này thì khác hẳn. Bầy chim đã quen ông,đến mức mỗi sáng khi ông xuất hiện, không hiểu từ đâu chúng kéo nhau bay đếnđậu rất nhiều trước mặt. Ông ném thức ăn cho chúng, hôm là những vụn bánh, cóhôm cơm thừa phơi khô hay thóc gạo. Chúng mổ ăn ngon lành, có lúc mổ nhầm cảnhững viên sỏi nhỏ. Chao, ông thèm được vuốt ve những con vật bé nhỏ đáng yêunày biết bao, thèm được chúng tự nguyện đặt đôi chân mảnh mai lên tay ông, đểông khoan khoái tận hưởng cái cảm giác nhuồn nhuột dễ chịu khi chúng mổ mổvào lòng tay. Rồi vừa lẩm bẩm mắng yêu chúng tội tham ăn và khó bảo, ông vừachìa tay về phía trước, nhưng những con chim bướng bỉnh vẫn không chịu rút ngắncái khoảng cách một mét tai hại kia. Ngay cả con trắng dạn nhất cũng vậy. Ôngtiến lên bao nhiêu, chúng lùi xa bấy nhiêu. Để chúng khỏi thất vọng bay đi, chốcchốc ông phải tung một ít thức ăn. Ông biết chúng còn ngần ngại, không tin vàolòng tốt của ông.- Thật rõ ngốc! Có ai làm gì chúng mày đâu mà sợ, - ông mắng bầy chim, rồi lạidỗ: - Nào, lại đây! Lại đây ta cho ăn nào!...Cứ thế, hết giờ này đến giờ khác, ông già ngồi trên ghế đá với bàn tay để ngửa chìara phía trước như người xin bố thí, trong khi thực ra ông đang cho, cho mà khôngđược nhận.Vào giờ này công viên vắng người. Mặt trời đã vượt lên khỏi khu nhà năm tầngphố bên. Đang tiết thu, nắng vàng dễ chịu. Một đôi trai gái dắt tay nhau đi ngang.Họ cười khá to, làm đàn chim hoảng sợ bay lên. Sau đó một số quay lại, số khácbay đi hẳn, chắc vì đã no hay vì chán trò chơi ú tim kia.Bỗng một hồi trống vang to, báo hiệu hết giờ của trường tiểu học gần đó. Ông tungnốt những vụn bánh còn lại cho bầy chim rồi thong thả đứng dậy, đội chiếc mũphớt cũ lên mái đầu bạc, sửa sửa chiếc cà vạt trên cổ và chống gậy đi ra phía cổng.Ở đó ông sẽ gặp một cô bé lớp một kháu khỉnh mà đã tuần nay hàng ngày ông cónhiệm vụ đưa đến trường và chờ học xong lại đưa về nhà.- Ông vẫn chờ cháu từ sáng tới giờ ở Công viên đấy à? - Cô bé hỏi khi hai ngườibước sang phố đốidiện.- Ừ, - ông lơ đãng đáp, tai lắng nghe những tiếng động đều đều quen thuộc củaphố phường. Sáng hôm nay trời thật đẹp. Không khí trong lành và thoang thoảngmùi hoa sữa. Xuyên qua những tán cây rậm rạp, mặt trời để rơi trên hè phố nhữngđốm tròn màu vàng chồng chéo lên nhau. Ông thong thả bước đi, thích thú gõmạnh đầu gậy xuống đường, cố tình dẫm lên những chiếc lá khô để được nghetiếng lạo xạo dưới đế giày.- Ông làm gì ở công viên?- Ông chơi.- Ông chơi? Chơi một mình?- Ừ, ông ngồi chơi một mình. Cháu ngạc nhiên à?Cô bé im lặng một lúc như suy nghĩ điều gì:- Cháu không thích chơi một mình, cháu cũng không thích ông chơi một mình.Một chiếc xe rửa đường đi tới. Khách từ giữa lòng phố vội né lên hè. Nhiều ngườilầu bầu bực mình hoặc mỉm cười vui thích vì bị nước té. Chiếc xe đi qua, để lạimặt đường ướt sẫm với làn không khí run run những chấm li ti xanh đỏ cùng mùihăng hăng dễ chịu như mùi một loài hoa nào đấy ta quên mất tên.- Ông ơi, - cô bé lại lên tiếng, - ông biết điều này chưa?- Biết gì cơ?- Biết bà cháu nhận được điện báo tối nay bố mẹ cháu về.- Thế à? - ông hỏi lại. Lúc này ông mới thực sự chú ý tới lời cô bé. Ông định hỏithêm điều gì nhưng không hiểu sao lại lặng lẽ đi tiếp.Nghĩa là từ ngày mai mình chẳng còn được đưa nó tới trường nữa, ông thầm nghĩ,bỗng thấy buồn buồn.Đứa bé này không phải cháu ông, mà con một đôi vợ chồng diễn viên điện ảnhđang bận quay phim ở vịnh Hạ Long một tuần. Trong khoảng thời gian đó đứa béđược gửi đến ở với bà nội, và vì bà nội nó đi lại khó khăn nên ông, với tư cách bạncũ của gia đình, được nhờ hàng ngày đưa nó đi học.Nhà ông cách đấy hai dãy phố. Ông sống một mình. Ông sống một mình từ xưađến nay, chưa từng lấy vợ lần nào và tất nhiên chưa bao giờ có con cháu. Ông đãbẩy mươi tuổi. Về hưu đến cuối năm nay là tròn mười năm. Ông là nghệ sĩ vi-ô-lông nổi tiếng mà trong giới âm nhạc không ai không biết.Tốt nghiệp xuất sắc nhạc viện Pari, ông vừa về nước thì cách mạng bùng nổ. Ônglên Việt Bắc tham gia kháng chiến bằng chiếc đàn của mình, chiếc đàn ông vẫn tựhào khoe với bạn bè là do chính tay Stradivarius làm nên. Hòa bình, ông làm việc ởĐoàn ca múa Trung ương, sau chuyển sa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cô đơn truyện ngắn tình yêu truyện ngắn lãng mạn tiểu thuyêt Việt Nam tủ truyện ngắn câu chuyện cuộc sốngTài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 432 13 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 trang 202 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 111 0 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 2
103 trang 71 6 0 -
Tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hoài nhìn từ lí thuyết trò chơi
11 trang 57 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 47 0 0 -
33 trang 43 0 0
-
234 trang 42 0 0
-
65 trang 39 0 0
-
108 trang 39 0 0