Ở trẻ mới sinh, động kinh biểu hiện bằng những co giật sơ sinh lành tính, thường gặp ở bé trai bắt đầu từ ngày 2 tới ngày thứ 21. Cần hỏi bác sĩ để phân biệt với cơn do rối loạn chuyển hóa, viêm màng não sơ sinh, nhiễm virus...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Co giật ở trẻ em Co giật ở trẻ em Ở trẻ mới sinh, động kinh biểu hiện bằng những co giật sơ sinh lành tính,thường gặp ở bé trai bắt đầu từ ngày 2 tới ngày thứ 21. Cần hỏi bác sĩ để phân biệtvới cơn do rối loạn chuyển hóa, viêm màng não sơ sinh, nhiễm virus... Động kinh ở trẻ sơ sinh thường biểu hiện dưới dạng giật cơ có tính chất cụcbộ, sau đó có thể lan tỏa từ một bên sang bên đối diện. Có thể có nhiều cơn dẫn tới động kinh liên tục. Tiến triển nói chung tốt.Một vài trẻ ở khoảng 2-6 tuần tuổi có thể không còn cơn lâm sàng, nhưng điện nãođồ vẫn chưa hoàn toàn ổn định. Tuy nhiên, cũng cần cảnh giác đối với các trường hợp co giật sơ sinh kéodài, có tính định hình (khu trú tổn thương) và toàn bộ lúc thu phát. Cần theo dõixem có phải do sinh khó, phẫu thuật, viêm màng não, rối loạn, dị dạng mạch máunão. Ở trẻ đang bú và trẻ nhỏ: - Co giật do sốt cao: Là những cơn co giật toàn bộ xảy ra khi bệnh nhân ởtình trạng sốt cao. Cần phân định co giật do sốt cao và động kinh. Nhiệt độ gây cogiật thường là trên 39 độ C và thường gặp ở trẻ gái, nhất là trẻ gái dưới 1 tuổi. Cogiật do sốt cao là điều kiện thuận lợi để phát triển thành động kinh, nhất là vớinhững trường hợp co giật nhiều lần và kéo dài trong ngày. - Hội chứng West: Thường gặp ở trẻ trai khoảng 7 tháng đến 1 tuổi với 3triệu chứng: co thắt, rối loạn phát triển tâm lý vận động và có hình ảnh loạn nhịpcao điện thế ở điện não đồ. Các cơ co thắt, thể hiện ở việc đầu bệnh nhi cúi gậpmạnh, hai tay có cử động vái chào. Cơn thường rất nhanh (1-15 giây), liên tiếp, cóthể tới 30 cơn. - Cơn mất trương lực - vắng ý thức: Thường gặp ở trẻ trai 5-8 tuổi và quánửa là có liên quan tới bệnh não, còn gọi là hội chứng Lennox-Gastaut. Triệuchứng: các cơn động kinh trương lực, vắng ý thức, các nhịp sóng chậm ở điện nãođồ và rối loạn tâm lý. Các cơn trương lực có thể biểu hiện ở dạng kín đáo; cácđộng tác đảo nhãn cầu và biến đổi nhịp thở thường xảy ra lúc trẻ đang ngủ. Có thểcó cứng chi, động tác tự động, giật cơ mi, cơ quanh miệng đồng thời với cơn vắng:bệnh nhi gục đầu, há miệng hoặc có khi còn chảy dãi. Trẻ có thể chậm phát triển tâm lý vận động, rối loạn tính tình, ở trẻ lớn hơncòn có rối loạn chú ý (học kém, khó học tập, khó tiếp thu...). Ở tuổi đi học (từ tiểu học tới năm đầu của trung học phổ thông) - Động kinh cơn vắng: Thường xảy ra ở trước tuổi dậy thì, ở trẻ gái (70%).Cơn khởi đầu và kết thúc đột ngột, có rối loạn ý thức, cơn nhanh chừng 4-15 giây,sau đó bệnh nhi tỉnh dậy và trở lại bình thường. Biểu hiện chung của cơn vắng làmất nhận thức và mất phản ứng, đồng thời ngưng mọi hoạt động... - Động kinh cục bộ: Động kinh cục bộ lành tính chiếm tỷ lệ 40-60% cácloại động kinh ở trẻ em; thường có cơn đầu tiên vào khoảng 6-10 tuổi. Có thể cóhiện tượng thiếu sót vận động sau cơn, song chỉ tồn tại trong vài phút; không cósuy giảm trí tuệ. - Động kinh toàn bộ: Là cơn động kinh điển hình với các tính chất: đột quỵ(ngay lập tức, đột ngột, không chuẩn bị...), định hình (co giật theo hình thái vậnđộng), tái phát, rối loạn ý thức, thời gian cơn... Cần chú ý tới sang chấn khi mớisinh ra, viêm nhiễm, áp-xe não, bệnh não trẻ em. Chẩn đoán động kinh ở trẻ em phải dựa vào việc thăm khám, kiểm chứnghoặc đánh giá cơn và đo điện não đồ. Cần phải có ý kiến đánh giá của bác sĩchuyên khoa thần kinh - tâm thần. Tất cả các trường hợp chẩn đoán là động kinhđều phải được điều trị kịp thời... Việc phòng bệnh động kinh ở trẻ em cần được chú ý ngay từ khi bà mẹmang thai, thực hiện việc khám thai định kỳ và tiêm chủng cho trẻ qua các lứatuổi.