Danh mục

Cơ hội phát triển bền vững marketing số doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành bán lẻ thời trang Hà Nội

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.10 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích cụ thể hướng phát triển bền vững dựa trên quan điểm “Ứng dụng, đổi mới công nghệ”, áp dụng cụ thể trong kênh phân phối trực tuyến và affiliate marketing của các doanh nghiệp NVV ngành bán lẻ thời trang, dựa trên kết quả nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp về thói quen mua sắm thời trang của người tiêu dùng Hà Nội qua các website bán lẻ thương mại điện tử, điển hình nghiên cứu là trang mua sắm thương mại điện tử Shopee, hiện dẫn đầu về mua sắm hạng mục thời trang. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội phát triển bền vững marketing số doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành bán lẻ thời trang Hà Nội CƠ HỘI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MARKETING SỐ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH BÁN L THỜI TRANG HÀ NỘI ThS. Ngạc Thị Ph ng Mai Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Doanh nghiệp nhỏ và vừa (NVV) hiện chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đóng góp vào GDP, ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm. Phát triển khu vực doanh nghiệp này hiện còn nhiều rào cản cần tháo gỡ từ phía các cơ quan Nhà nước và bản thân doanh nghiệp. Phát triển bền vững trên cơ sở cải thiện môi trường kinh doanh, định hướng đổi mới, ứng dụng công nghệ bao trùm tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp NVV tăng trưởng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động hiện nay. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và công nghệ số là một trong những điều kiện thuận lợi, tạo động lực đổi mới và phát triển bền vững. Theo đó, phát triển bền vững marketing số được lựa chọn là một trong những cách thức tối ưu với doanh nghiệp NVV, đặc biệt trong ngành bán lẻ thời trang do tiết kiệm chi phí, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Bài viết chỉ ra các cơ hội đó qua phân tích bối cảnh thị trường và cơ hội phát triển kênh phân phối trực tuyến sản phẩm thời trang qua kết quả nghiên cứu về ứng dụng Shopee. Từ khóa: Bền vững, doanh nghiệp nhỏ và vừa, kênh phân phối trực tuyến, marketing số, thời trang ABSTRACST Nowaday, the amount of Small and medium-sized enterprises (SMEs) is nearly 98% of all Vietnamese enterprises, play an important role in economic development, contribute to GDP, the state budget and employment. Developing this business sector still has many barriers that need to be removed from the Government and enterprises themselves. Sustainable development bases on improving the business environment, innovation orientation, and application of inclusive technology which creates opportunities to help SMEs businesses grow, especially in the volatile economic context. The strong development of the Internet and digital technology is one of the favorable conditions, creating a driving force for innovation and sustainable development. Accordingly, the sustainable development of digital marketing is chosen as one of the optimal ways for SMEs, especially in the fashion retail industry, due to cost savings and increased conversion rates. This article shows these opportunities through market context analysis and the opportunity to develop an online distribution channel for fashion products through research results on Shopee application. Keywords: Sustainable, small and medium enterprises (SMEs), online distribution channel, digital marketing, fashion. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và công nghệ số thời gian qua là một trong những điều kiện thuận lợi, tạo động lực đổi mới và phát triển cho các doanh nghiệp mọi ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, trong đó có ngành bán lẻ thời trang. Công nghệ đang thâm nhập vào từng khía cạnh của cuộc sống, làm thay đổi thói quen, hành vi của con người, đồng thời cũng thay đổi phương thức 603 quản lý vận hành của doanh nghiệp, từ đó giúp tối ưu hóa các nguồn lực, hỗ trợ giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường sống. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học, công nghệ và văn hóa đã trở thành những nguồn lực trực tiếp và quan trọng cho sự phát triển bền vững. Những giá trị mà công nghệ mang lại giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo và nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường để tiếp cận khách hàng, không giới hạn nhờ không gian mạng và các kênh phân phối trực tuyến phù hợp với nguồn lực doanh nghiệp. Theo số liệu mới nhất của Liên hợp quốc, tính đến tháng 8 năm 2020 dân số Việt Nam hơn 97,4 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 37,7%. Theo thống kê của We are social tính đến tháng 02/2020, Việt Nam hiện có hơn 68 triệu người dùng Internet, chiếm khoảng 70% tổng dân số, trong đó có 65 triệu người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội ở mức 67% và có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động và xu hướng này ngày càng tăng cao. Theo báo cáo của Vietnam Digital advertising 2019, trung bình hàng ngày người Việt Nam dành khoảng 6 tiếng 42 phút, tương đương với ¼ ngày để truy cập Internet, cao hơn mức trung bình của thế giới là 2 tiếng 16 phút, trong đó khoảng 2 tiếng 33 phút để truy cập vào mạng xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi góp phần triển khai các giải pháp công nghệ trong kinh doanh và marketing trên quan điểm kết nối cộng đồng, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, hướng tới những đổi mới và phát triển lành mạnh, bao trùm, lấy con người làm trung tâm và xây dựng tương lai bền vững. Theo GS. Philip Kotler (Philip Kotler, Hermawan Kartajaya, Iwan Stetiawan, nhóm dịch Nguyễn Khoa Hồng Thành, Hoàng Thủy Minh Anh, Nguyễn Quỳnh Như (2017), Tiếp thị 4.0 - Dịch chuyển từ Truyền thống sang Công nghệ số, NXB Trẻ), các công nghệ hiện nay không hề mới, nhưng điều thay đổi làm nên sự khác biệt là những năm gần đây các công nghệ này hội tụ với nhau và tác động mang tính tổng thể, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động marketing trên toàn thế giới. Sự hội tụ về công nghệ đã dẫn tới sự hội tụ marketing số (digital marketing) và marketing truyền thống, marketing số xuất hiện không thay thế marketing truyền thống mà chúng phối hợp với nhau, xuất phát từ sự thay đổi trong hành vi và thói quen mua sắm của khách hàng. Và trong thời kỳ chuyển đổi, chúng ta cần cách thức tiếp cận mới về marketing - nhằm thích nghi với bản chất thay đổi của hành vi khách hàng trong nền kinh tế số. Vai trò của người làm marketing là cầu nối dẫn dắt khách hàng trong suốt hành trình đi từ nhận biết thương hiệu cho đến tận cùng là ủn ...

Tài liệu được xem nhiều: