Danh mục

Cơ hội phát triển từ những thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành sản xuất cá tra Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.54 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Cơ hội phát triển từ những thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành sản xuất cá tra Việt Nam bao gồm những nội dung về cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới của ngành sản xuất cá tra Việt Nam; thách thức hiện nay và cơ hội cho sự phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội phát triển từ những thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành sản xuất cá tra Việt Nam Hội thảo “Phát Triển Bền Vững Nghề Cá ở ĐBSCL – Những Thách Thức Trong Tương Lai” - Đồng Tháp - 05/06/2009 CƠ HỘI PHÁT TRIỂN TỪ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CÁ TRA VIỆT NAM TS Nguyễn Minh Đức* Email: nmduc@hcmuaf.edu.vn Cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới của ngành sản xuất cá tra Việt Nam Ngành thủy sản vốn được xem là một trong những ngành sớm hội nhập với nền kinh tế thế giới kể từ khi nước nhà thống nhất. Từ những năm 1980s, thủy sản luôn được xem là một mặt hàng xuất khNu chủ lực của Việt Nam. Sau khi gia nhập Khối Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), bên cạnh nghề nuôi và chế biến tôm, ngành công nghiệp sản xuất cá tra, cá basa của đất nước đã phát triển nhanh chóng (Cohen and Hiebert, 2001), tạo ra công ăn việc làm cho hơn 500.000 lao động (Narog, 2003). Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, sự hợp tác với các nước tiên tiến cũng đã đem lại những tiến triển tích cực cho nghề nuôi cá tra ở Việt Nam. Trong sự cộng tác gần gũi với các nhà nghiên cứu thủy sản của Pháp, các giảng viên của Khoa Thủy Sản, ĐH Nông Lâm TPHCM và ĐH Cần Thơ đã nghiên cứu và chuyển giao thành công qui trình sản xuất giống nhân tạo cá tra và cá basa từ năm 1998, gầy dựng nên một lực lượng sản xuất giống cá tra, cá basa nhân tạo với hơn 15.000 nông hộ liên quan (Cohen and Hiebert, 2001). Sự đầu tư mạnh mẽ cho việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá tra, basa cũng xuất phát từ những thách thức về sự cạn kiệt nguồn giống tự nhiên trên sông Cửu Long và sự hạn chế đánh bắt cá tra giống trên sông Mekong của Campuchia. Để đảm bảo năng suất cao và ổn định, nghề nuôi cá tra ở Việt Nam cũng đã chuyển sang sử dụng thức ăn viên là chủ yếu, được sản xuất chủ yếu bởi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như Cargill - Mỹ, Proconco Pháp, CP Groups - Thái lan, Uni-President - Đài Loan,... (Cohen and Hiebert, 2001; Sengupta, 2003, Nguyễn Minh Đức and Kinnucan, 2008). Kỹ thuật cho cá ăn và quản lý chất lượng nước để cải thiện chất lượng thịt cá cũng được cải tiến để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của các khách hàng Mỹ và châu Âu. Các doanh nghiệp chế biến cá tra cũng đã ứng dụng các kỹ thuật phi lê cá từ một nhà nhập khấu Úc và sử dụng các trang thiết bị sản xuất được mua từ Mỹ (Cohen and Hiebert, 2001), với mong muốn đáp ứng các tiêu chuNn chất lượng HACCP và GAP được đề nghị bởi Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO) và Bộ Thực phNm và Dược phNm của Mỹ. * Trưởng Bộ Môn Quản Lý và Phát Triển Nghề Cá, Khoa Thủy Sản, ĐH Nông Lâm TPHCM. Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Khoa Thủy Sản, Đại Học Nông Lâm TPHCM. Nguyễn Minh Đức 1 Hội thảo “Phát Triển Bền Vững Nghề Cá ở ĐBSCL – Những Thách Thức Trong Tương Lai” - Đồng Tháp - 05/06/2009 Hưởng lợi từ việc Việt Nam gia nhập APEC và đặc biệt là từ Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Mỹ được ký kết vào tháng 12 năm 2001, lượng xuất khNu cá tra, basa vào thị trường Mỹ đã gia tăng nhanh chóng. Trong năm 1998, trước khi gia nhập APEC, lượng xuất khNu cá tra, basa vào thị trường Mỹ chỉ ít ỏi với hơn 200 tấn. Nhưng đến năm 2002 sau khi Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam và ký Hiệp định thương mại song phương vào tháng 12 năm 2001, số lượng xuất khNu cá tra basa vào thị trường Mỹ đã lên đến gần 20.000 tấn (Sengupta, 2003). Việc gia tăng nhanh chóng này ngoài lý do là hàng rào thuế quan đối với sản phNm thủy sản gần như đã được bãi bỏ còn có lý do nguồn cung cấp cá tra, cá basa tăng nhanh chóng sau khi Việt nam đã thành công trong việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo trên cả hai đối tượng cá tra, cá basa và kỹ thuật nuôi cá tra thịt trắng. Với tính chất và mùi vị thịt cá tương tự như cá nheo được nuôi tại Mỹ (US ITC, 2002), nhưng với giá thấp hơn rất nhiều, cá tra Việt Nam đã thâm nhập thành công thị trường Mỹ và trở thành một mặt hàng xuất khNu chủ lực của Việt Nam vào thị trường này trong những năm đầu thập niên 2000 khi mà 90% lượng cá da trơn nhập khNu vào Mỹ trong năm 2000 là từ Việt Nam (Cohen and Hiebert, 2001). Tuy nhiên, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất khNu, cá tra Việt Nam đã phải đương đầu với những rào cản thương mại “hiện đại” từ phía nước chủ nhà để bảo hộ cho ngành công nghiệp nuôi và chế biến cá nheo, một trong những ngành sản xuất thủy sản lớn nhất của Mỹ (Harvey, 2005). Những biện pháp bảo hộ được đưa ra liên tục và báo chí thế giới đã sử dụng tên gọi “cuộc chiến cá da trơn” để đề cập đến những tranh chấp thương mại giữa cá tra Việt Nam và cá nheo Mỹ. Bước đầu tiên của “cuộc chiến cá da trơn” là việc vận động của Hiệp Hội Cá Da Trơn miền Nam nước Mỹ để Quốc Hội của họ thông qua đạo luật ghi nhãn catfish năm 2001, giới hạn việc sử dụng tên “catfish” chỉ dành cho cá da trơn thuộc họ Ictaluridae đang được nuôi ở Mỹ (Narog, 2003). Bước tiếp theo là việc vận động hành lang để tái thỏa thuận lại Hiệp ước thương mại song phương được ký giữa hai nước Việt Nam và Mỹ năm 2001 nhằm tiến đến một hạn ngạch nhập khNu nhất định cho cá tra Việt Nam nhập vào Mỹ (Cooper, 2001), nhưng việc vận động này đã thất bại do những qui định của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Bước thứ ba và là đỉnh điểm của “cuộc chiến cá da trơn” là quá trình điều tra và áp thuế chống phá giá lên đến 64% đối với sản phNm cá tra, basa phi lê đông lạnh từ Việt Nam vào Mỹ. Năm 2005, “cuộc chiến cá da trơn” tiếp diễn với bước ngoặt mới khi các bang Mississippi, Alabama, Georgia và Louisiana ra lệnh cấm bán cá Nguyễn Minh Đức 2 Hội thảo “Phát Triển Bền Vững Nghề Cá ở ĐBSCL – Những Thách Thức Trong Tương Lai” - Đồng Tháp - 05/06/2009 catfish nhập khNu từ nước ngoài (bao gồm Việt Nam) sau khi phát hiện ra dư lượng chất kháng sinh trong các mẫu kiểm nghiệm. Tháng Năm năm 2008, Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua “Đạo luật Nông trại 2008”(“Farm Bill 2008”) đề nghị đưa cá da trơn (kể cả cá tra, basa Việt Nam) vào danh mục các loại thực phNm phải được ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: