Danh mục

Cơ hội, thách thức đối với ngành Dệt – may khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 363.38 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhằm đánh giá những cơ hội cũng như những thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi tham gia vào cộng đồng AEC và đưa ra các kiến nghị góp phần thúc đẩy phát triển ngành dệt may trước bối cảnh hội nhập sâu rộng vào một thị trường chung, thống nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội, thách thức đối với ngành Dệt – may khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT – MAY KHI VIỆT NAM GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR THE TEXTILE AND GARMENT INDUSTRY WHEN VIETNAM PARTICIPATES IN ASEAN ECONOMIC COMMUNITY TS. Ninh Thị Thu Thủy Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ninhthithuthuy@yahoo.com TÓM TẮT Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC (ASEAN Economic Community) dự kiến được thành lập vào tháng 12/2015 là một khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN. AEC sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam ngày càng định vị rõ hơn, vững chắc hơn trong cấu trúc chuỗi sản xuất chung của khu vực. Đối với ngành dệt may - ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cần phải nhận thức rõ những cơ hội cũng như thách thức mang lại trước sự kiện thành lập AEC. Bài báo nhằm đánh giá những cơ hội cũng như những thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi tham gia vào cộng đồng AEC và đưa ra các kiến nghị góp phần thúc đẩy phát triển ngành dệt may trước bối cảnh hội nhập sâu rộng vào một thị trường chung, thống nhất. Từ khóa: Dệt may; Cộng đồng kinh tế ASEAN, cơ hội, thách thức. ABSTRACT ASEAN economic community - AEC which is expected to be established in December of 2015 is a regional economics block of ASEAN member countries. AEC will help Vietnam's economy position more and more clearly and firmly in general production chain of the region. The textile and garment industry - the major export industry of Vietnam should be aware of the opportunities and challenges before establishing AEC. The article aims to evaluate the opportunities and challenges for Vietnam's textile and garment industry when Vietnam participates in AEC and to make recommendations contributing to the development of textile and garment industry in the context of deeper integration into a unified market. Keywords: Textile and garment; ASEAN economic community, opportunities, challenges. 1. Khái quát về cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ASEAN là cánh cửa quan trọng để Việt Nam bƣớc ra thế giới và việc thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN là cơ hội to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu của AEC là xây dựng ASEAN thành một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất. Nói cách khác, AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư – kinh doanh từ bên ngoài. AEC xác định 12 lĩnh vực ƣu tiên đẩy nhanh liên kết: Hàng nông sản; ô tô; điện tử; nghề cá; sản phẩm từ cao su; dệt may; sản phẩm từ gỗ; vận tải hàng không; thƣơng mại điện tử; chăm sóc sức khoẻ; du lịch; logistics. AEC thành lập là nhằm đẩy mạnh những cơ chế liên kết hiện có của ASEAN nhƣ Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (AFTA), Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), khu vực đầu tƣ ASEAN (AIA), Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO)… Sự liên kết kinh tế giữa các nƣớc khu vực ASEAN đã bắt đầu từ tháng 11/1975 khi Hội nghị Bộ trƣờng các nƣớc ASEAN đƣợc tổ chức lần thứ nhất. Đến ngày 1/1/2010 các nƣớc ASEAN-6 (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Brunei) đã thực hiện mục tiêu xóa bỏ thuế quan đối với 99,65% số dòng thuế; ASEAN-4 (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) có nền kinh tế kém phát triển hơn cũng đã đƣa 98,86% dòng thuế tham gia chƣơng trình ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung để xây dựng khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (CEPT – AFTA) về mức 0-5% và dự kiến xóa bỏ hết vào năm 2015. Đây là cơ hội mà các nƣớc ASEAN-6 đang chờ đợi để có thể mở rộng thị trƣờng, tận dụng lao động và tài nguyên giá rẻ ở các nƣớc ASEAN-4. 133 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2. Thực trạng liên kết của ngành dệt may Việt Nam trong khu vực ASEAN Những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có sự phát triển mạnh về năng lực sản xuất. Ngành công nghiệp dệt may hiện là một trong những ngành kinh tế lớn nhất của Việt Nam với hơn 4.000 doanh nghiệp hoạt động, đã và đang tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 4,5 triệu lao động; trong đó 2,5 triệu lao động trực tiếp và gần 2 triệu lao động gián tiếp, thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ, kho bãi, vận chuyển. Việt Nam cùng Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Bangladesh là những nƣớc xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Các sản phẩm dệt may của Việt Nam đã đƣợc xuất khẩu sang 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Riêng trong sáu tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục duy trì mức tăng trƣởng 2 con số, đạt 12,18 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ 2014. Nếu xét trong khối ASEAN, có đến 6/10 nƣớc cùng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may; các nƣớc này cùng cạnh tranh với Việt Nam trên các thị trƣờng xuất khẩu lớn nhƣ: Mỹ, EU, Nhật bản. Tuy nhiên sự liên kết, hợp tác giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực còn rất hạn chế: Bảng 1 cho thấy, năm 2014 Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt may vào 8 nƣớc ASEAN, trong đó nhiều nhất là vào Campuchia và Inđônesia; tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào các nƣớc ASEAN còn rất nhỏ bé, chỉ chiếm 2,17% tổng KNXK của toàn ngành. Nguyên phụ liệu dệt may đƣợc xuất khẩu sang 4 nƣớc ASEAN (chủ yếu là Campuchia và Indonesia) chiếm 24,2% tổng KNXK; Xơ, sợi dệt các loại đƣợc xuất sang 5 nƣớc (chủ yếu là Thái Lan và Indonesia) cũng chỉ chiếm 9,22% tổng KNXK. Trong các nƣớc ASEAN có tới 5 nƣớc (Thái Lan, Ind ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: