Danh mục

Cơ hội và thách thức đối với đào tạo ngành quản trị nhân lực trước Cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 253.01 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này giới thiệu về các đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bàn về cơ hội, thách thức đối với ngành nhân sự trước bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 và trên cơ sở đó đưa ra kỹ những khuyến nghị trong đào tạo ngành Quản trị Nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với đào tạo ngành quản trị nhân lực trước Cách mạng công nghiệp 4.0 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRƯỚC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Vũ Thị Ánh Tuyết1 Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội và thách thức cho nhiều ngành nghề nói chung và ngành nhân sự của Việt Nam nói riêng. Bởi vì, đây là đội ngũ nhân lực quan trọng giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. và có quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trước sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức to lớn đối với các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các Trường Đại học đào tạo ngành Quản trị Nhân lực. Bài viết này, tác giả giới thiệu về các đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bàn về cơ hội, thách thức đối với ngành nhân sự trước bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 và trên cơ sở đó đưa ra kỹ những khuyến nghị trong đào tạo ngành Quản trị Nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0. Từ khóa: Cơ hội, thách thức, đào tạo, quản trị nhân lực, cách mạng 4.0 Abstract: The industrial revolution 4.0 create opportunities and challenges for many industries in general and the human resources sector in Vietnam in particular. Because, this is an important human resource to help increase competitive advantage for businesses. and there is a decision on the existence and development of businesses before the explosion of the industrial revolution 4.0. This poses great opportunities and challenges for educational institutions, especially universities for training in human resources management. In this article, the author introduces the basic characteristics of the 4.0 industrial revolution, discussing opportunities, challenges for the human industry in the context of the 4.0 revolution and basis recommendations in training human resources management to meet the requirements of the 4.0 revolution. Keywords: Opportunities and challenges; training; human resource management; revolution 4.0. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, thế giới đã và đang chứng kiến sự hình thành và phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những bứt phá ngoạn mục về quy mô, tốc độ và sức lan tỏa trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam là một đất nước đang phát triển với thế mạnh về vốn nhân lực đông đảo, chi phí thấp. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường, thiếu kỹ năng, thiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật, và năng suất lao động thấp. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho tất cả các ngành nghề, trong đó có ngành nhân sự. Điều này, đòi hỏi người làm công tác nhân sự phải có những kiến thức, kỹ năng để có thể đáp ứng được với những yêu cầu mới. Do đó, vai trò của giáo dục đại học nói chung và các trường đại học đào tạo ngành quản trị nhân sự nói riêng là vô cùng quan trọng, 1 Email: tuyetvu.ulsa@gmail.com, Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động- Xã hội. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 631 trước những cơ hội và thách thức trong tiến trình hình thành và phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 2. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng của các lĩnh vực khoa học-công nghệ hiện đại và trong môi trường toàn cầu hóa, thế giới phẳng với các mũi nhọn về công nghệ số, vật liệu thông minh; trí tuệ nhân tạo... đã và đang phát triển mạnh mẽ với các đặc trưng cơ bản sau: - Về tính chất và quy mô phát triển Trước kia, các cuộc cánh mạng công nghiệp chủ yếu tạo sự thúc đẩy về lực lượng sản xuất (công cụ, phương thức sản xuất, năng xuất lao động) mang tính chất cục bộ ở một quốc gia, nhóm quốc gia hoặc một vài Châu lục... thì ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang diễn ra đồng thời trên phạm vi toàn cầu với tốc độ phát triển nhanh chóng, phá vỡ mọi giới hạn hữu hình hay vô hình. Tất cả các quốc gia đều chịu sự tác động mạnh mẽ và đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhảy vọt và đồng thời với nhiều thách thức mới, Những nước đi sau như Nhật bản, Hàn quốc; Singapore... đã tỏ ra có sức vượt trội so với các cường quốc Âu - Mỹ ở nhiều lĩnh vực khoa học & công nghệ mũi nhọn và sản xuất - dịch vụ công nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. - Về các sản phẩm và dịch vụ xã hội Với những sản phẩm công nghệ cao trong các lĩnh vực của sản xuất và đời sống xã hội như: Robot thông minh; Máy in 3D; Điện thoại thông minh; Vật liệu Nano; Mạng Intrenet; Máy tính thế hệ 5; Mạng thông tin và truyền thông toàn cầu; TV tích hợp màn hình cong và mỏng.... Các sản phẩm và dịch vụ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã thay đổi toàn diện phương thức sản xuất-dịch vụ và tiêu dùng, lối sống trong mọi tầng lớp xã hội với hàm lượng chất xám ngày càng cao (30-60 % giá thành sản phẩm); với tiện ích ngày càng mở rộng và giá thành ngày càng rẻ hơn. Đặc biệt, chu kỳ sống của một sản phẩm ngày càng rút ngắn (từ vài năm đến vài tháng). Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thực sự đã và đang tác động lan tỏa đến các mặt của đời sống xã hội (chính trị; kinh tế, văn hóa, lối sống; giáo dục..) với sự hình thành chính phủ điện tử; thành phố thông minh; E-learning...v.v - Về cơ cấu nhân lực xã hội Các cuộc cánh mạng công nghiệp trước đây (1, 2, 3) chủ yếu tạo ra sự phân chia cơ cấu lực lượng lao động xã hội theo các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cùng với các cấp trình độ đào tạo về chuyên môn- nghiệp vụ ( trung cấp, cao đẳng, đại học..) thì cuộc cách mạng công nghiệp lần tư đã tạo cơ sở đưa đến một loại hình phân chia cơ cấu nhân lực mới v ...

Tài liệu được xem nhiều: