Danh mục

Cơ hội và thách thức đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 472.52 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu mối quan hệ thương mại với các nước, các tổ chức là một cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển. Có thể thấy, trong thời gian qua, việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên bên cạnh những cơ hội vẫn luôn tiềm ẩn rất nhiều những thách thức mà Việt Nam cần phải nỗ lực vượt qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI OPPORTUNITIES AND CHALLENGES OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION FOR VIETNAM IN THE NEW CONTEXT TS. Trần Việt Thảo Trường Đại học Thương mạiTóm tắt Toàn cầu hoá - hội nhập kinh tế quốc tế - tự do hoá thương mại đã và đang làhướng đi của Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Việt Nam từng bước tiến hành công cuộc đổimới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm: đa dạng hoá, đa phương hoáquan hệ đối ngoại. Việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu mối quan hệ thươngmại với các nước, các tổ chức là một cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nềnkinh tế phát triển.Có thể thấy, trong thời gian qua, việc hội nhập vào nền kinh tế thế giớicủa Việt Nam đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên bên cạnh những cơ hội vẫn luôntiềm ẩn rất nhiều những thách thức mà Việt Nam cần phải nỗ lực vượt qua.Từ khóa:cơ hội, thách thức, hội nhập, Việt NamAbstract Towards globalization - international economic integration - trade liberalizationhave been the direction of Vietnam since 1986. Vietnam has gradually renovated andpromoted the process of international economic integration with the motto: diversificationand multilateralization of external relations. The international economic integration andexpansion of trade exchanges with other countries and organizations are opportunities forVietnam to have a developed economy. It can be seen that in recent years, the integrationinto the world economy of Vietnam has promoted the export and attraction of foreigndirect investment, contributing significantly to economic growth. However, there are manychallenges that Vietnam must attempt to overcome.Key words:opportunities, challenges, integration, Vietnam1. Bối cảnh khu vực và quốc tế Năm 2008, Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới đã phải trải qua một tháchthức nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Cuộckhủng hoảng đã làm bộc lộ những rủi ro khó lường trong sự phát triển thiếu bền vững củanền kinh tế toàn cầu và của các nền kinh tế quốc gia, từ những nền kinh tế phát triển nhất,nơi các công ty bất chấp rủi ro chạy theo lợi nhuận tối đa, cho đến những nền kinh tế đang 827phát triển lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Khi đó, điểm yếu củamỗi nền kinh tế bộc lộ và bị khoét sâu. Cuộc khủng hoảng một lần nữa đặt ra yêu cầu đốivới vấn đề hội nhập bền vững và phối hợp hiệu quả giữa các quốc gia để đối phó vớinhững thách thức kinh tế toàn cầu khi các giải pháp ở tầm quốc gia đã trở nên lỗi thời còncác giải pháp ở quy mô toàn cầu mới chỉ là sơ khai. Bên cạnh đó, bối cảnh kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng và sự tiến triểnchậm trễ của quá trình tự do hóa thương mại đa phương đã và đang tạo điều kiện cho cácthỏa thuận tự do hóa thương mại song phương và khu vực (FTA) tiếp tục bùng nổ, trởthành tâm điểm của toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Xen lẫn với các quátrình hội nhập đa phương, sự bùng nổ này đang đưa thế giới đến một “cấu trúc ma trận”các FTA trên nhiều phương, nhiều tuyến và nhiều cấp độ, tạo ra nhiều cơ hội và sức ép chocác nền kinh tế. Theo đó, quốc gia, khu vực nào trở thành tâm điểm, đầu mối của các FTAnày sẽ có vai trò nổi bật trong hệ thống kinh tế toàn cầu.Ngược lại, quốc gia, khu vực nàotụt lại phía sau sẽ chịu nhiều thua thiệt. Cuộc khủng hoảng đã và đang đặt ra vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế của các quốcgia và thế giới để tạo lập lại nền tảng cho sự phát triển bền vững.Cải cách cơ cấu kinh tế làmột yêu cầu mang tính cấp thiết của thực tiễn sau khủng hoảng.Đây vừa là cơ hội songcũng là thử thách khó khăn đối với tất cả các nước muốn phát triển xa hơn. Một số nướctrong khu vực đi trước Việt Nam đã không chủ động vượt qua đòi hỏi này, nên dần sa vàonghịch lý“tăng trưởng cao trong khi sức cạnh tranh phát triển sa sút”.Bởi lẽ, hội nhập kinhtế quốc tế một mặt có thể thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế quốc gia bằng cách tạosức ép để dịch chuyển nguồn lực sang các lĩnh vực mới có năng suất cao hơn và có lợi thếcạnh tranh lớn hơn. Nhưng mặt khác, tái cấu trúc ở các lĩnh vực kinh tế đang phát triểntheo đuổi chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu cũng đòi hỏi phải giảm bớt sự lệ thuộcvào bên ngoài và chú trọng khai thác thị trường trong nước nhiều hơn. Giai đoạn 2010 – 2020 được coi là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng của nền kinh tếViệt Nam từ một nền kinh tế phát triển thấp sang một nền kinh tế phát triển trung bình hộinhập sâu và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: