Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 424.90 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Việt Nam. Từ đó nhận diện các cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017-2020 đồng thời đưa ra một số khuyến nghị với Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động nhằm khai thác được các cơ hội và vượt qua những thách thức to lớn này, trên cơ sở đó góp phần phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017-2020 TS. Trần Thị Minh Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Trong giai đoạn phát triển 2017-2020, nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội đồng thời cũng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Bài viết phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Việt Nam. Từ đó nhận diện các cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017-2020 đồng thời đưa ra một số khuyến nghị với Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động nhằm khai thác được các cơ hội và vượt qua những thách thức to lớn này, trên cơ sở đó góp phần phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: cơ hội, thách thức, kinh tế Việt Nam 1. Giới thiệu Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn 5 năm từ 2016-2020. Kết thúc năm đầu tiên trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt được một số kết quả về ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục tái cơ cấu kinh tế, triển khai cải cách hành chính, tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu, tái cơ cấu kinh tế, xử lý nợ xấu và các ngân hàng thương mại yếu kém… Trong thời gian còn lại của giai đoạn phát triển này từ 2017-2020, kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức đến từ các điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế. 2. Các điều kiện kinh tế - xã hội trong nƣớc và quốc tế ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế Việt Nam. 2.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội trong nước Môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác để thúc đẩy 115 tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2016 đạt 5,93%, ước tính cả năm tăng 6,21% tuy nhiên, kết quả này đạt được thấp hơn kế hoạch đã đề ra là tăng trưởng 6,7%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng đầu năm 2016 tăng 3,14%, cả năm ước tăng khoảng 4%. Việc điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường đối với dịch vụ giáo dục, y tế được chuẩn bị kỹ và điều hành phù hợp, không gây ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá. Cũng theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nợ xấu tiếp tục được xử lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống. Tín dụng đối với nền kinh tế đến nay tăng 11,24. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ, thị trường vàng ổn định, dự trữ ngoại hối đạt trên 40 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Đây là những điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Gia tăng hội nhập kinh tế với các hiệp định thƣơng mại Năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đây được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu cho làn sóng hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Hiện nay chính phủ Việt Nam đã ký kết và đang tiếp tục đàm phán nhiều hiệp định thương mại được coi là sẽ làm gia tăng mạnh mẽ sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian qua, hàng loạt hiệp định được ký kết như: hình thành Cộng đồng Kinh tế SE N ( EC), FT với Liên minh châu u, FT Việt Nam - Nhật Bản, FT Việt Nam - Chi Lê, FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FT Việt Nam - Liên minh Á - u. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 nước trong đó có Việt Nam tuy đã được ký kết nhưng Mỹ đã rút lui - thể hiện qua sắc lệnh của tân tổng thống Donal Trump và thông báo của Mỹ với 11 nước còn lại. Với thực tế đó tính khả thi của hiệp định này còn khá thấp mặc dù có một số nước như Nhật Bản, ustralia, New Zealand,… đang tích cực thảo luận để tiếp tục thực hiện hiệp định này dù cho không có sự tham gia của Mỹ. Hiện tại, Việt Nam đang tiếp tục tham gia đàm phán hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa các nước SE N và 6 nước đối tác (RCEP). Các hiệp định thương mại thế hệ mới mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển tới. 116 Nguồn nhân lực dồi dào nhƣng trình độ không cao, năng suất lao động thấp. Việt Nam là quốc gia đông dân. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số trung bình năm 2016 của cả nước ước tính 92,70 triệu người, trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm 01/7/2016 ước tính là 54,4 triệu người. Tuy nhiên, lao động Việt Nam có trình độ thấp, cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lao động có việc làm đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên ước tính trong 6 tháng đầu năm 2016 là 10,8 triệu người, chỉ chiếm 20,3% số lao động có việc làm trong toàn quốc. Với thực tế đó, năng suất lao động xã hội của Việt Nam đạt được ở mức thấp. Theo bài viết “Năng suất lao động của Việt Nam vẫn thua xa nhiều nước trong khu vực” trên báo Kinh tế và Dự báo online của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dẫn nguồn thông tin từ Tổng cục Thống kê cho biết, năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế Việt Nam năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 84,5 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.853 USD/lao động), ước tính tăng 5,31% so với năm 2015. Mặc dù năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã tăng đều qua các năm nhưng còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Cụ thể như năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5% của Philippines và 48,8% của Indonesia. T ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017-2020 TS. Trần Thị Minh Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Trong giai đoạn phát triển 2017-2020, nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội đồng thời cũng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Bài viết phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Việt Nam. Từ đó nhận diện các cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017-2020 đồng thời đưa ra một số khuyến nghị với Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động nhằm khai thác được các cơ hội và vượt qua những thách thức to lớn này, trên cơ sở đó góp phần phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: cơ hội, thách thức, kinh tế Việt Nam 1. Giới thiệu Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn 5 năm từ 2016-2020. Kết thúc năm đầu tiên trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt được một số kết quả về ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục tái cơ cấu kinh tế, triển khai cải cách hành chính, tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu, tái cơ cấu kinh tế, xử lý nợ xấu và các ngân hàng thương mại yếu kém… Trong thời gian còn lại của giai đoạn phát triển này từ 2017-2020, kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức đến từ các điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế. 2. Các điều kiện kinh tế - xã hội trong nƣớc và quốc tế ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế Việt Nam. 2.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội trong nước Môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác để thúc đẩy 115 tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2016 đạt 5,93%, ước tính cả năm tăng 6,21% tuy nhiên, kết quả này đạt được thấp hơn kế hoạch đã đề ra là tăng trưởng 6,7%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng đầu năm 2016 tăng 3,14%, cả năm ước tăng khoảng 4%. Việc điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường đối với dịch vụ giáo dục, y tế được chuẩn bị kỹ và điều hành phù hợp, không gây ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá. Cũng theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nợ xấu tiếp tục được xử lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống. Tín dụng đối với nền kinh tế đến nay tăng 11,24. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ, thị trường vàng ổn định, dự trữ ngoại hối đạt trên 40 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Đây là những điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Gia tăng hội nhập kinh tế với các hiệp định thƣơng mại Năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đây được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu cho làn sóng hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Hiện nay chính phủ Việt Nam đã ký kết và đang tiếp tục đàm phán nhiều hiệp định thương mại được coi là sẽ làm gia tăng mạnh mẽ sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian qua, hàng loạt hiệp định được ký kết như: hình thành Cộng đồng Kinh tế SE N ( EC), FT với Liên minh châu u, FT Việt Nam - Nhật Bản, FT Việt Nam - Chi Lê, FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FT Việt Nam - Liên minh Á - u. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 nước trong đó có Việt Nam tuy đã được ký kết nhưng Mỹ đã rút lui - thể hiện qua sắc lệnh của tân tổng thống Donal Trump và thông báo của Mỹ với 11 nước còn lại. Với thực tế đó tính khả thi của hiệp định này còn khá thấp mặc dù có một số nước như Nhật Bản, ustralia, New Zealand,… đang tích cực thảo luận để tiếp tục thực hiện hiệp định này dù cho không có sự tham gia của Mỹ. Hiện tại, Việt Nam đang tiếp tục tham gia đàm phán hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa các nước SE N và 6 nước đối tác (RCEP). Các hiệp định thương mại thế hệ mới mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển tới. 116 Nguồn nhân lực dồi dào nhƣng trình độ không cao, năng suất lao động thấp. Việt Nam là quốc gia đông dân. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số trung bình năm 2016 của cả nước ước tính 92,70 triệu người, trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm 01/7/2016 ước tính là 54,4 triệu người. Tuy nhiên, lao động Việt Nam có trình độ thấp, cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lao động có việc làm đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên ước tính trong 6 tháng đầu năm 2016 là 10,8 triệu người, chỉ chiếm 20,3% số lao động có việc làm trong toàn quốc. Với thực tế đó, năng suất lao động xã hội của Việt Nam đạt được ở mức thấp. Theo bài viết “Năng suất lao động của Việt Nam vẫn thua xa nhiều nước trong khu vực” trên báo Kinh tế và Dự báo online của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dẫn nguồn thông tin từ Tổng cục Thống kê cho biết, năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế Việt Nam năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 84,5 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.853 USD/lao động), ước tính tăng 5,31% so với năm 2015. Mặc dù năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã tăng đều qua các năm nhưng còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Cụ thể như năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5% của Philippines và 48,8% của Indonesia. T ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam Thách thức kinh tế Việt Nam Phát triển kinh tế Việt Nam Phát triển kinh tế Tái cơ cấu kinh tếTài liệu liên quan:
-
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 272 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 217 0 0 -
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 196 0 0 -
12 trang 192 0 0
-
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 176 0 0 -
11 trang 174 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 170 0 0 -
19 trang 156 0 0
-
Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế miền tây Nghệ An
5 trang 151 0 0 -
Tái cơ cấu kinh tế - lý luận và thực tiễn
8 trang 131 0 0