Danh mục

Thực trạng năng lực sản xuất và giải pháp phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống chế biến nước mắm ở Hà Tĩnh

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 256.52 KB      Lượt xem: 153      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của các cơ sở thuộc nghề, làng nghề truyền thống chế biến nước mắm trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nghề, làng nghề truyền thống chế biến nước mắm ở Hà Tĩnh trong thời kỳ mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng năng lực sản xuất và giải pháp phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống chế biến nước mắm ở Hà Tĩnh THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM Ở HÀ TĨNH AN INVESTIGATION ON PRODUCTION CAPABILITIES AND SOLUTIONS FOR DEVELOPMENT OF TRADITIONAL ARTISANAL FISH SAUCE MAKING VILLAGES IN HA TINH PROVINCE PGS. TS. Nguyễn Khắc Hoàn, ThS. Phan Thị Thanh Thủy, ThS. Trần Hà Uyên Thi, ThS. Trần Đức Trí Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt Phát triển nghề truyền thống chế biến nước mắm ở Hà Tĩnh có vai trò quan trọng đối với kinh tế xã hội của địa phương. Nghiên cứu này đã khảo sát thực trạng năng lực sản xuất của 40 cơ sở thuộc 02 làng nghề chế biến nước mắm truyền thống đã được công nhận của tỉnh Hà Tĩnh trên tất cả các khía cạnh thuộc yếu tố đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ kết quả khảo sát, các giải pháp phát triển làng nghề chế biến nước mắm truyền thống Hà Tĩnh đã được đề xuất, trong đó chú trọng việc tiếp tục nâng cao năng lực quản lý kinh doanh của chủ cơ sở, mở rộng quy mô sản xuất, hoàn thiện công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cùng với các giải pháp liên quan đến thị trường mục tiêu, quảng bá và hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm. Từ khóa: làng nghề, nghề truyền thống, phát triển làng nghề, nước mắm truyền thống, năng lực sản xuất. Abstract The development of traditional artisanal fish sauce making villages at Ha Tinh province has critical impact on the socio-economic status in the region. This study investigates the production capabilities of 40 fish sauce producers at 2 approved traditional artisanal villages in Ha Tinh province. All factors relating to production capabilities including input resources of production and marketing capabilities are assessed. Base on the findings, the recommendations for the development of traditional artisanal fish sauce making villages emphasize on improving the producers’ managerial abilities, expanding production scale, improving technology and product quality, and solutions relating to target markets, promotion and distribution channels. Key words: craft villages, traditional craft, craft village development, traditional fish sauce, production capacity. 1. Giới thiệu Là một trong 28 tỉnh thành, phố của cả nước có biển, kinh tế biển là một lợi thế và đang đưa lại nguồn lợi lớn cho người dân Hà Tĩnh, nghề chế biến nước mắm truyền thống cũng được phát huy dựa trên lợi thế đó. Trong 08 nghề truyền thống và 04 làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh được Nhà nước công nhận tính đến tháng 12/2016, có 2 nghề và 798 1 làng nghề có sản phẩm chủ lực là nước mắm. Theo báo cáo của các địa phương, nghề chế biến nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh đang thu hút hàng ngàn cơ sở sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. Thị trường nước mắm cũng được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng, theo nghiên cứu của Công ty Kantar Worldpanel, 95% gia đình Việt Nam sử dụng nước mắm trong các bữa ăn, trung bình một người dân Việt Nam sử dụng 4 lít nước mắm/năm. Tuy nhiên, trước áp lực cạnh tranh khốc liệt từ sản phẩm nước mắm công nghiệp và sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, để có thể kế thừa và phát huy tiềm lực của các nghề, làng nghề chế biến nước mắm ở Hà Tĩnh, điều cần thiết là phải nhận thức các điểm mạnh, điểm yếu của nghề truyền thống từ đó có định hướng phát triển phù hợp. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu cụ thể như sau: (1) Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của các cơ sở thuộc nghề, làng nghề truyền thống chế biến nước mắm trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh, (2) Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nghề, làng nghề truyền thống chế biến nước mắm ở Hà Tĩnh trong thời kỳ mới. Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, do nghiên cứu này được thực hiện trước sự kiện thảm họa môi trường biển Formosa (khảo sát các cơ sở sản xuất của làng nghề được thực hiện từ ngày 14 đến ngày 31 tháng 3, năm 2016) do đó những vấn đề liên quan đến thảm họa môi trường nói trên nằm ngoài khả năng của nhóm nghiên cứu. 2. Tổng quan tài liệu Khái niệm về làng nghề truyền thống có thể tìm thấy trong nhiều nghiên cứu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mặc dù được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, tất cả các khái niệm được đưa ra có sáu điểm tương đồng như sau: (1) làng nghề truyền thống trước hết là làng nghề và là làng nghề cổ truyền; (2) nghề thủ công phải nuôi sống dân cư hoặc một bộ phận dân cư của cộng đồng làng; (3)sản xuất ra các sản phẩm thủ công (nổi tiếng ở trong và ngoài nước); (4) có đội ngũ thợ thủ công chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp làm nghề; (5) có bí quyết và quy trình làm nghề nhất định; (6) sản phẩm của làng nghề là sản phẩm tiêu biểu của vùng miền (Đinh Công Tuấn, 2015). Dưới góc độ quản lý và phát triển kinh tế cuả Nhà Nước, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006) cũng đã ban hành thông tư trong đó có định nghĩa rõ về nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống. Trong đó, nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. Để được Nhà Nước Việt Nam công nhân là nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống thì phải đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí cụ thể. Trong đó, nghề được công nhận là nghề truyền thống ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: