Danh mục

Cơ hội và thách thức trong phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Nông

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 318.21 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào đánh giá hiện trạng liên quan đến lĩnh vực du lịch của tỉnh, phân tích cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch của Đăk Nông trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức trong phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Nông Cơ hội và thách thức trong phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Nông Nguyễn Quốc Hà, Nguyễn Đình Hoãn, Trần Thị Dung Tóm tắt Với sự cạnh tranh trên thị trường như hiện nay, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọngđến sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương. Với mục tiêu đưa du lịch trở thành mộttrong ba trụ cột của nền kinh tế, Đắk Nông đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, từđó đề ra nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển, trong đó, đặc biệt chú trọng đến côngtác phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh nhà trong thời gian tới. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đem đến nhiều cơ hội nhưng cũng đặt rakhông ít thách thức đối với hệ thống đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung và tỉnhĐắk Nông nói riêng. Hiện nay, tại Đăk Nông, công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch cònnhiều hạn chế, bất cập trước yêu cầu đổi mới và hội nhập. Điều này đã làm giảm sức cạnh tranhcủa du lịch tỉnh nhà so với các địa phương trong vùng Tây nguyên và cả nước. Trong bài thamluận, nhóm tác giả tập trung vào đánh giá hiện trạng liên quan đến lĩnh vực du lịch của tỉnh,phân tích cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chấtlượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch của Đăk Nông trong bối cảnh hội nhập hiệnnay. Từ khóa: Du lịch, nguồn nhân lực, CMCN 4.0, cơ hội và thách thức 1. Đặt vấn đề Có thể nói chưa bao giờ du lịch lại nhận được sự quan tâm, thu hút sự chú ý của các cấp,các ngành và người dân tại tỉnh Đắk Nông như hiện nay. Làm gì để du lịch Đắk Nông “cấtcánh” luôn là nỗi trăn trở của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh và nhân dân địa phương. Bởi vì, ĐắkNông cũng có nhiều tiềm năng, triển vọng phát triển mạnh ngành du lịch nhưng chưa được đầutư, khai thác tương xứng với tiềm năng vốn có. Nhận thức được điều đó, Đắk Nông xác địnhdu lịch là một trong ba trụ cột kinh tế của tỉnh nhà trong thời gian tới. Thời gian qua, tỉnh đãban hành nhiều nghị quyết, chương trình hành động, đề án, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh nhànhằm “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực, góp phần xóa đói, giảmnghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển du lịch bền vững, theo hướngchuyên nghiệp, hiệu quả; đa dạng hóa sản phẩm du lịch…”. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã đề ra một loạt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mangtính đột phá như: công tác quy hoạch du lịch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông du lịch,tập trung đầu tư phát triển một số sản phẩm du lịch có tính đặc thù cao, ưu tiên chú trọng pháttriển các sản phẩm du lịch gắn với Công viên Điạ chất Toàn cầu UNESCO Đắk Nông...Bêncạnh những quyết sách mang tính đột phá nói trên, chúng ta không thể không nhắc đến côngtác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong khuôn khổ của Hội thảo, nhóm tác giả xintrình bày nội dung: “Cơ hội và thách thức đối với công tác phát triển nguồn nhân lực du lịchtại tỉnh Đắk Nông hiện nay”. 107 2. Thực trạng ngành du lịch tỉnh Đắk Nông 2.1. Tình hình hoạt động của ngành du lịch tỉnh thời gian qua 2.1.1. Về lượng khách du lịch Tổng số lượt khách du lịch đến tỉnh Đắk Nông thời gian qua có gia tăng đáng kể, từ138.000 lượt khách năm 2010 tăng lên 512.500 lượt khách năm 2022, tốc độ tăng bình quânhàng năm trong giai đoạn 2011 – 2022 là 22,6%/năm là khá cao so với mức tăng trưởng bìnhquân chung của cả nước. Tuy nhiên, con số tuyệt đối là khá thấp và khách du lịch đến ĐắkNông chủ yếu là khách nội địa, khách quốc tế chỉ chiếm khoảng từ 2-5% trong tổng cơ cấukhách. Khách du lịch chủ yếu là đi tham quan trong ngày, khách lưu trú qua đêm còn thấp. Bảng 1: Lượng khách du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 - 2022 (Đơn vị tính: 1.000 lượt khách) Lượt khách/năm 2010 2015 2020 2021 2022 Tổng số lượt khách du lịch 138,0 197,8 225,7 126,1 512,5 - Khách du lịch nội địa 132,9 192,4 221,7 125,4 510,5 - Khách du lịch quốc tế 5,1 5,4 4,0 0,7 2,0 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông) 2.1.2. Về doanh thu du lịch Doanh thu du lịch tăng từ 17 tỷ đồng năm 2011 lên 65 tỷ đồng năm 2022, tốc độ tăngbình quân trong giai đoạn 2011 - 2022 là 22,67%/năm, cao hơn mức trung bình chung của cảnước nhưng chủ yếu là doanh thu về lưu trú và ăn uống, doanh thu về lữ hành và vận chuyểnkhông đáng kể, điều này không phản ánh hết năng lực của toàn ngành. Tính đến nay, toàn tỉnhchỉ có 03 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, vẫn chưa có doanh nghiệp kinh doanh lữ hànhquốc tế nào. Như vậy, nguồn khách đến Đắk Nông chủ yếu do các doanh nghiệp lữ hành từ cácđịa phương khác khai thác và đưa về. Tổng mức doanh thu du lịch một tỉnh như nói trên là kháthấp, phản ánh sản phẩm, dịch vụ du lịch của địa phương còn sơ sài, nghèo nàn, không níu giữchân được du khách ở lại lâu, không tăng nguồn thu nhập cho địa phương. 2.1.3. Về cơ sở lưu trú Tinh đến tháng 06/2023, trên địa bàn toàn tỉnh có 306 cơ sở lưu trú du lịch với 3.607phòng, trong đó có 40 khách sạn và 266 nhà nghỉ; có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 04 kháchsạn đạt 2 sao. Các cơ sở lưu trú du lịch đa phần có quy mô nhỏ, chủ yếu dưới 3 sao, chất lượngchưa cao để phục vụ khách cao cấp. Một địa phương có tiềm năng du lịch to lớn như tỉnh ta màđến nay vẫn chưa có khách sạn 4 sao nào trở lên là một trở ngại không nhỏ để tổ chức nhữngsự kiện quy mô lớn cho tỉnh và để phục vụ, đón các dòng khách có thu nhập cao hoặc kháchquốc tế. ...

Tài liệu được xem nhiều: