Danh mục

[Cơ Khí Học] Trang Bị Động Lực - Trần Văn Luận phần 4

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.86 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gia cố động cơ trên bệ Các dầm của bệ máy phải được nối từ giằng cứng liên kết này tới giằng cứng liên kết khác của thân tàu để tránh khả năng dao động độc lập của từng dầm bệ so với trần ngăn của vỏ tàu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
[Cơ Khí Học] Trang Bị Động Lực - Trần Văn Luận phần 4Trang bị động lực http://www.ebook.edu.vn trang 37 thì cần phải xem xét các các dầm bổ sung để chuyển tải từ bệ lên các giằng liên kết của vỏ tàu. Hình 1.6.2 Gia cố động cơ trên bệ Các dầm của bệ máy phải được nối từ giằng cứng liên kết này tới giằng cứng liên kết khác của thân tàu để tránh khả năng dao động độc lập của từng dầm bệ so với trần ngăn của vỏ tàu. Các dầm dọc của bệ máy tương đối dài sẽ chịu uốn chung với thân tàu và có thể xuất hiện hiệu ứng rất lớn. Chính vì vậy khi thiết kế bệ, nếu tỉ số chiều dài với chiều cao dầm lớn hơn 6, cần đặc biệt chú ý đến sự liên kết hài hòa giữa các giằng cứng liên kết vỏ tàu với các dầm dọc của bệ máy: đứt đoạn dần dần, đầu mút của dầm được vê tròn. Dầm dọc của bệ máy như thế phải làm từ cùng một loại thép như giằng cứng liên kết của vỏ tàu. Đế trên 3 của bệ máy (hình 1.6.1) ở vùng gần các bulông cần phải được gia cường. Thông thường mặt phẳng của đế đỡ được tăng cường nhờ các giá chống hay các gân cứng nằm giữa các lỗ bulông. Ở một số trường hợp, để giảm bớt bề mặt gia công đế, người ta hàn ghép tấm thăng bằng (hình 1.6.3), cho phép loại bỏ khả năng gia công chính xác suốt cả chiều dài đế đỡ. Các kích thước của đế được thiết kế trên các cơ sở sau đây. Chiều rộng của đế dọc không được nhỏ hơn bề mặt tì của tai máy, mà được bắt chặt với đế nhờ các bulông.Trần Văn LuậnTrang bị động lực http://www.ebook.edu.vn trang 38Hình 1.6.4 Tăng cứng đều cho bệ máy Hình 1.6.5 Căn đệm chuyên dùng Vì lực truyền từ động cơ xuống bệ máy qua các bulông nên đế phải có độ cứng lớn. Điều quan trọng là độ cứng theo chiều dài bệ phải đồng nhất để bảo đảm tải các bulông như nhau. Khả năng tăng cứng của đế có thể đạt được nhờ tăng chiều dày đến 20 ÷ 30 mm và tăng số lượng tấm chống đỡ theo chiều dày của bệ. Các tấm chống đỡ phải bố trí sao cho khoảng cách đến các lỗ bắt bulông phải bằng nhau (hình 1.6.4). Ngoài ra cố gắng thiết kế sao cho khoảng cách các hàng bulông gần với tấm dọc thẳng đứng nhất. Vỏ tàu thường được chế tạo với độ chính xác không cao. Dung sai lắp đặt bệ máy lên vỏ tàu có thể đến vài milimét. Vì vậy, động cơ thường không đặt trực tiếp lên bệ mà thông qua các căn đệm chuyên dùng, chiều dày các đệm này phụ thuộc vào vị trí căn chỉnh của động cơ với hệ trục chân vịt (hình 1.6.5). 1.6.1.2 Yêu cầu cơ bản Bệ máy thuộc về những cơ cấu khung – bệ để lắp đặt cố định máy móc và các thiết bị động lực. Vì vậy, để bảo đảm cho các thiết bị làm việc tin cậy, bệ phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau: 1. Có độ cứng và độ bền lớn và độ ổn định dưới tác dụng của các ngoại lực. 2. Có độ biến dạng (hay độ võng) nhỏ không ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của các thiết bị đặt trên nó.Trần Văn LuậnTrang bị động lực http://www.ebook.edu.vn trang 39 3. Không có hiện tượng rung và chấn động mạnh khi các thiết bị hoạt động. 4. Có khả năng phân tán lực tác dụng để hạn chế ứng lực hay biến dạng tập trung nguy hiểm. 5. Gia cố chắc chắn các thiết bị trên bệ trong mọi điều kiện sử dụng. Đối với các thiết bị làm việc ổn định (lực ít thay đổi theo thời gian), kíchthước và cấu trúc của bệ có thể được thiết kế kết hợp với kiểm nghiệm bền dựa trêncác áp lực tĩnh tác dụng lên sàn vỏ tàu. Còn đối với các thiết bị có khối lượng chuyển động không cân bằng và tácdụng theo nguyên lý va đập (động cơ đốt trong, máy nén kiểu pistong, v.v…) trongkhi làm việc thường xuyên xuất hiện các tải trọng động và gây rung động cho bệ. Vì vậy, khi thiết kế bệ loại này, ngoài trọng lượng và kích thước bao của cụmmáy, phải tính đến cường độ tác động (tức biên độ và tần số dao động của cụm máytrên bệ). Bệ - móng có thể được thiết kế riêng cho mỗi thiết bị và có thể chung chomột nhóm các thiết bị đặt gần nhau hay cùng chức năng làm việc (thí dụ, bệ chungcho các bơm nước vòng kín, vòng hở, bơm dự phòng của hệ thống làm mát haybơm dầu, máy phân ly dầu trong hệ thống bôi trơn). Ngày nay, đối với các trang bị động lực cỡ lớn, hiện đại, phương pháp thiếtkế bệ cụm có nhiều ưu điểm hơn cả. Phương pháp này cho phép tối ưu hóa phươngán phân bố các thiết bị, nhất là đối với các hệ động lực phức tạp, đồng thời có thể ápdụng vi tính để tính toán thiết kế, tự động hóa và chuyên môn hóa quá trình lắp đặtvà trang bị. Việc làm và gia cố các bệ máy hoặc thi công lắp đặt trong buồng máy có liênquan đến sự phân bố các thiết bị động lực. Cho đến nay vẫn chưa có một phươngpháp tính ...

Tài liệu được xem nhiều: