Thông tin tài liệu:
Đời sống mỹ thuật thời kỳ đất nước đổi mới cùng với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã thực sự có một diễn đàn phê bình mỹ thuật? Chuyện thực - hư, cao - thấp - yếu khỏe của diễn đàn phê bình mỹ thuật như thế nào? cùng nhau nhìn lại - đối thoại? Trước cách mạng tháng 8 và trong kháng chiến chống Pháp có một vài họa sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sĩ Ngọc... và nhà văn Nguyễn Tuân thi thoảng viết phê bình mỹ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÓ MỘT DIỄN ĐÀN PHÊ BÌNH MỸ THUẬT
CÓ MỘT DIỄN ĐÀN PHÊ
BÌNH MỸ THUẬT
Đời sống mỹ thuật thời kỳ đất nước đổi mới cùng với nền kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế đã thực sự có một diễn đàn phê bình mỹ thuật? Chuyện
thực - hư, cao - thấp - yếu khỏe của diễn đàn phê bình mỹ thuật như thế nào?
cùng nhau nhìn lại - đối thoại?
Trước cách mạng tháng 8 và trong kháng chiến chống Pháp có một vài họa
sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sĩ Ngọc... và
nhà văn Nguyễn Tuân thi thoảng viết phê bình mỹ thuật. Phải đến khi đất
nước đổi mới mở cửa và hội nhập quốc tế thì phê bình mỹ thuật mới thực sự
là một phần cuộc sống hôm nay. Sáng tác và phê bình mỹ thuật luôn là một
“quan hệ song sinh”, là một cặp “bài trùng” cho dù có ai đó phủ nhận sáng
tác đã và đang đặt ra những vấn đề cho phê bình. Ngược lại phê bình đã và
đang đặt ra những vấn đề trong sáng tác. Tự thân phê bình đã và đang đặt ra
những vấn đề cho chính mình. Đó là hai mặt đối lập của một thực thể thống
nhất – nghệ thuật. Sự thống nhất chỉ là tương đối còn sự khác biệt là tuyệt
đối. Chính cái “độ vênh” ít hay nhiều là thước đo giá trị nghệ thuật và tài
năng nghệ thuật của mỗi người. Có điều chúng đã và đang tác động chuyển
hóa lẫn nhau thúc đẩy nghệ thuật tiến tới, chiếm lĩnh cái đẹp đích thực của
nghệ thuật. Bởi lẽ nghệ thuật luôn như một quan niệm của lịch sử dân tộc
thời đại và mỗi người.
Một khi các triển lãm cá nhân, nhóm tác giả diễn ra liên tục trong và ngoài
nước. Một khi nhu cầu treo tranh đặt tượng làm trang trí nội ngoại thất đã và
đang đặt ra ở các đô thị lớn ngày một nhiều. Một khi thị trường tranh với
nhiều nhiễu nhương đẹp xấu thật giả lẫn lộn, một khi đường biên nghệ thuật
được mở rộng, cực rộng từ cực nọ hiện thực đến cực kia phi hiện thực.
Không thể không có phê bình mỹ thuật, diễn đàn phê bình mỹ thuật nổi lên
từ thực tiễn sáng tác phê bình hưởng thụ mỹ thuật được coi như một hiện
tượng chưa từng thấy trong lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Theo tôi bản chất của phê bình nghệ thuật là nghệ thuật đối thoại, một khi là
nghệ thuật đối thoại đòi hỏi nói sao cho lọt lỗ tai, viết sao có sức thuyết phục
cả lý luận lẫn thực tiễn.
Có điều cần xác định phê bình nghệ thuật thuộc toàn xã hội. Có nhiều góc độ
khác nhau về khen chê thích hay không thích, đẹp hay xấu. Nói chung đánh
giá thẩm định một tác phẩm một tác giả, một khuynh hướng nghệ thuật có
nhiều góc độ khác nhau: Công chúng yêu mỹ thuật, nhà lãnh đạo, chỉ đạo
quản lý nghệ thuật, nhà báo, họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà phê bình mỹ thuật.
Mỗi cấp độ và hình thức phê bình đều có giá trị vốn có của nó, không cái
nào có thể thay thế cái nào. Tất cả tạo nên một dư luận nghệ thuật đa chiều.
Một môi trường nghệ thuật tốt nếu không muốn nói là lý tưởng để các họa
sĩ, nhà điêu khắc, nhà phê bình, nhà báo, công chúng yêu mỹ thuật và cả
những nhà lãnh đạo quản lý văn hóa nghệ thuật tự điều chỉnh mình. Không
ai ép được ai trong sáng tạo và hưởng thụ mỹ thuật. Chính dư luận nghệ
thuật đa chiều khen chê có nhiều góc độ và hình thức phê bình sẽ giúp chúng
ta tiếp cận chân lý và cái đẹp đích thực trong nghệ thuật. Tất nhiên công việc
khó khăn phức tạp này thuộc trách nhiệm các nhà phê bình chuyên nghiệp.
Có điều chúng ta đã có một đội ngũ những người làm phê bình chuyên
nghiệp chưa? mặc dù chúng ta đã có hơn 30 hội viên chuyên ngành phê bình
mỹ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Riêng tôi cũng muốn “sinh ư nghệ tử
ư nghệ” lắm. Chỉ xin tâm sự đôi điều về mình, về cái nghề cầm bút viết về
mỹ thuật. Tính từ năm 1990 đã 4 lần liên tục viết kịch bản và lời bình
chương trình truyền hình, triển lãm mỹ thuật toàn quốc và cũng ngần ấy lần
liên tục viết lời bình, chương trình truyền hình về đề tài Lực lượng vũ trang
Chiến tranh cách mạng. Còn viết lời giới thiệu cho các vựng tập, các triển
lãm ngót 100 tác giả thuộc nhiều thế hệ. Không ít người là các tác giả giải
thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước và Văn học nghệ thuật, và đặc
biệt là 3 thế hệ họa sĩ trẻ trưởng thành trong đổi mới đất nước. Cũng như vài
đồng nghiệp được các thế hệ tác giả, các cơ quan tổ chức triển lãm hội thảo
báo chí tin dùng. Song tôi vẫn chưa hội đủ điều kiện là một nhà phê bình
chuyên nghiệp. Bởi một lẽ không sống được bằng nghề viết mà sống bằng
đồng lương giảng dạy nay là đồng lương hưu còm. Mỹ thuật là nghệ thuật
thị giác lấy đâu ra tiền để đi đây đi đó được xem trực tiếp tác phẩm của các
tác giả trên khắp mọi miền của đất nước. Chưa nói đến các tác phẩm của các
danh họa trong các bảo tàng mỹ thuật lớn trên thế giới. Nhiều khi cảm thấy
các nhà phê bình mỹ thuật chúng tôi như “ếch ngồi đáy giếng”. Khó thay,
lực bất tòng tâm. Không ai dám nhận mình là nhà phê bình mỹ thuật chuyên
nghiệp. Buồn thay, nỗi buồn này chẳng của riêng ai.
Song dù muốn hay không trong hơn 20 năm đất nước đổi mới hội nhập quốc
tế. Giới phê bình mỹ thuật đúng hơn, cụ thể hơn, một số nhà phê bình mỹ
thuật đã góp phần không nhỏ dấy lên cao trào phê bình mỹ thuật. Tôi xin dẫn
một vài vụ không chỉ diễn ra trong c ...