Danh mục

Có nên cho trẻ ăn nấm thay thịt, trứng

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.10 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất phát từ thông tin nấm giàu chất đạm, nhiều bà mẹ đã có “sáng kiến” thay thịt, cá, trứng, sữa trong khẩu phần con trẻ bằng nấm, với suy nghĩ sẽ giúp trẻ phòng tránh được một số loại bệnh tim mạch, béo phì, mỡ trong máu… Lựa chọn này liệu có đúng đắn?Với nấm, đừng nhìn mặt mà bắt hình dong. Giá trị dinh dưỡng của nấm Nấm là thức ăn khá thông dụng trong bữa ăn của người châu Á cũng như toàn thế giới. Trong chế độ ăn chay, nấm đóng góp rất nhiều vào việc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Có nên cho trẻ ăn nấm thay thịt, trứng Có nên cho trẻ ăn nấm thay thịt, trứng?Xuất phát từ thông tin nấm giàu chất đạm, nhiều bà mẹ đã có “sángkiến” thay thịt, cá, trứng, sữa trong khẩu phần con trẻ bằng nấm, vớisuy nghĩ sẽ giúp trẻ phòng tránh được một số loại bệnh tim mạch, béophì, mỡ trong máu… Lựa chọn này liệu có đúng đắn? Với nấm, đừng nhìn mặt mà bắt hình dong.Giá trị dinh dưỡng của nấmNấm là thức ăn khá thông dụng trong bữa ăn của người châu Á cũng nhưtoàn thế giới. Trong chế độ ăn chay, nấm đóng góp rất nhiều vào việc làmtăng độ ngọt cho thức ăn, đem lại cảm giác đậm đà. Người ta cũng nói nhiềuđến nấm với những tác dụng bổ trợ sức khoẻ như ngăn ngừa tăng mỡ máu,chống lão hoá, chống oxy hoá, tăng sức đề kháng… Các loại nấm hay đ ượcsử dụng là nấm rơm, nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm đông cô,nấm mèo (mộc nhĩ), nấm hương… Cao cấp hơn có nấm linh chi, nấm đôngtrùng hạ thảo…Về thành phần dinh dưỡng, nấm có rất ít chất béo (trừ nấm rơm). Nănglượng cung cấp từ nấm không cao, khoảng 30kcal/100g nấm thường và50kcal/100g nấm có chứa chất béo như nấm rơm (tức là chỉ bằng 1/8 – 1/10năng lượng từ 100g gạo). Trong nấm có chứa nhiều chất khoáng, các vi chất(kẽm, selenium, germanium, vanadium, crom…), các vitamin tan trong nướcnhư thiamine, riboflavin, niacin, biotin, cobalamins, ascorbic acid… và cácchất polysaccharide và triterpen… có tác dụng tăng cường chuyển hoá vàtăng đề kháng cho cơ thể. Đây cũng là những thành phần giúp phòng một sốbệnh như ung thư, tiểu đường, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, giảm sức đềkháng… Với nấm, đừng nhìn mặt mà bắt hình dong.Trẻ em có nên ăn nấm?Với trẻ em, nhu cầu về năng lượng và chất béo cao hơn nhiều so với ngườilớn. Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới hai tuổi, phải được cung cấp đầy đủ chất béotrong khẩu phần ăn để có thể hoàn thiện cấu tạo của bộ não và dây thần kinh.Trong đó, cholesterol cũng có vai trò rất quan trọng vì giúp tạo nên màng tếbào, các nội tiết tố, muối mật và có chức năng vận chuyển chất béo trongmáu đến các mô cơ thể. Người ta không hạn chế chất béo, kể cả cholesterolở trẻ dưới hai tuổi, trừ một vài trường hợp đặc biệt và phải có chỉ định củabác sĩ. Trong khi đó, năng lượng và chất béo từ nấm đóng góp không đángkể vào khẩu phần ăn của trẻ. Nếu chúng ta sử dụng nấm để cung cấp đạmthay thế cho thịt, cá, trứng, sữa… thì lượng đạm có trong nấm không đápứng nổi nhu cầu và thành phần của các axít amin cũng không cân đối.So với một số loại rau giàu đạm khác, lượng đạm trong nấm cũng không caohơn. Ví dụ trong 100g rau ngót có đến 5,3g protein, trong rau muống và raumá là 3,2g, hạt sen tươi là 9,5g, giá đậu xanh là 5,5g, còn đậu Hà Lan là6,5g… Với trẻ 1 – 3 tuổi, nhu cầu chất đạm tối thiểu vào khoảng 28 – 36g/ngày, trong đó 500ml sữa cung cấp khoảng 15g, 100g gạo khoảng 8g, còn 10– 15g từ thịt cá (gần 100g thịt/ngày). Nếu sử dụng nấm để thay thế thịt cá,trẻ 1 – 3 tuổi cần ăn đến 300 – 500g nấm/ngày! Tuy nhiên, ngoài lượng nấmkhổng lồ phải ăn, thành phần của đạm nấm và đạm thực vật nói chung cũngcó giá trị sinh học thấp hơn đạm động vật. Đạm của thực vật thường tiêu hoákém (70 – 80%) và thường thiếu lysine (ngũ cốc) hay nhóm axít amin chứalưu huỳnh (rau củ). Đây là những axít amin cơ thể không thể tự tổng hợp,bắt buộc phải được cung cấp từ nguồn thức ăn bên ngoài.Dùng nấm sao cho hợp lý, an toàn?Người ta khuyên nên sử dụng đạm động vật cho trẻ nhỏ do khả năng tiêuhoá cao (90 – 95%) và có đủ các axít amin thiết yếu. Do đó, không nên dùngđạm thực vật nói chung và đạm nấm nói riêng thay cho đạm động vật ở trẻem.Khi sử dụng nấm để làm thức ăn, còn cần phải phân biệt rõ nấm ăn được vànấm độc. Tuyệt đối không sử dụng những loại nấm lạ, nấm có màu sặc sỡ vìchứa nhiều độc chất có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nấm cũng rất dễ bị hưthối nên sử dụng càng tươi càng tốt. Bảo quản nấm phải nhẹ nhàng, đúngcách và tuân thủ đúng các khuyến cáo. Trong nuôi trồng nấm, tránh lạmdụng các thuốc kích thích tăng trưởng. Ăn nấm lạ, đẹp: bốn người nhập viện Ngày 16.10, thông tin từ bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết vừa điều trị thành công bốn bệnh nhân bị ngộ độc do ăn nấm lạ. Trường hợp thứ nhất là chị H.T.P., 42 tuổi, ngụ ở huyện Lệ Thuỷ, cấp cứu trong tình trạng người lơ mơ, đau bụng, nôn mửa, choáng… Người nhà cho biết trên đường về nhà thấy các cây nấm mọc ven đường, hình tròn, màu sắc đẹp, chị P. đã hái về nấu canh ăn. Sau ăn khoảng 30 phút, chị bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như trên với mức độ nặng dần. Trường hợp thứ hai là ba cha con anh N.V.T., ngụ ở thị trấn Việt Trung, huyện Bố Trạch, nhập viện do ngộ độc nấm rừng. Theo lời kể của anh T., khi vào rừng thấy nhiều cây nấm lạ, màu đẹp anh đã hái về nấu canh cho hai con cùng ăn. Sau khi ăn một lúc cả ba đau bụng dữ dội, đi ngoài và nôn nhiều, chóng mặt… ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: