Danh mục

Có nên uống piroxicam?

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 83.64 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(mekoxicam) là tên thương mại còn gọi biệt dược của thuốc gốc piroxicam. Piroxicam là thuốc chống viêm, giảm đau thuộc nhóm không steroid (gọi tắt NSAID) chỉ chữa triệu chứng chứ không trị được nguyên nhân bệnh sinh. Mặt trái của các thuốc này là vừa chống viêm giảm đau, vừa gây tổn hại niêm mạc dạ dày - tá tràng bởi nó ức chế cả hai chất sinh học COX-1 và COX-2 (COX là chữ viết tắt của enzym cyclooxygenase): COX-1 có tính bảo vệ niêm mạc, còn COX-2 liên quan đến phản ứng viêm. Piroxicam nói...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Có nên uống piroxicam? Có nên uống piroxicam? Thuốc bác hỏi (mekoxicam) là tên thương mại còn gọi biệt dược của thuốc gốc piroxicam. Piroxicam là thuốc chống viêm, giảm đau thuộc nhóm không steroid (gọi tắt NSAID) chỉ chữa triệu chứng chứ không trị được nguyên nhân bệnh sinh. Mặt trái của các thuốc này là vừa chống viêm giảm đau, vừa gây tổn hại niêm mạc dạ dày - tá tràng bởi nó ức chế cả hai chất sinh học COX-1 và COX-2 (COX là chữ viết tắt của enzym cyclooxygenase): COX-1 có tính bảo vệ niêm mạc, còn COX-2 liên quan đến phản ứng viêm. Piroxicam nói chung, có chống chỉ định với người bệnh loét dạ dày - tá tràng, hen suyễn, suy gan, suy thận, phụ nữ có thai hoặc nuôi con bú và tránh dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi. Không có chống chỉ định với người bệnh tim mạch. Tuy nhiên cũng có tài liệu cho rằng, piroxicam làm ức chế tổng hợp các prostaglandin làm cho lượng máu qua thận giảm, lượng nước tiểu sẽ ít đi, nước và muối giữ lại tạo ra sự rối loạn điện giải biểu hiện bằng triệu chứng phù ngoại vi, huyết áp tăng cao, tim hoạt động nặng nề. Bởi vậy khi mới điều trị, cần theo dõi chức năng thận và lượng nước tiểu hàng ngày ở những người suy tim, xơ gan, suy thận mạn và nhất là người già. Trường hợp của ông, tốt nhất là đến bệnh viện khám bệnh. Qua thăm khám thực tế, thầy thuốc sẽ đánh giá đúng thực trạng bệnh khớp và bệnh tim của ông để quyết định loại thuốc điều trị và theo dõi tiến triển của bệnh, điều chỉnh thuốc khi cần thiết. Với rượu, hiện nay có một số nghiên cứu cho hay, nếu uống một lượng rượu nhỏ mỗi ngày kèm theo tập thể dục thì có lợi cho sức khỏe. Với lượng rượu nhỏ như vậy sẽ có tác dụng kích thích các hoạt động trong cơ thể: não, tim, gan hoạt động tốt hơn và tăng HDL-C (loại cholesterol tốt), tăng yếu tố chống thành lập mảng xơ vữa động mạch có tên là plasminogen ở thành mạch máu có tác dụng tốt bảo vệ tim mạch. Nhưng cần nhấn mạnh, chỉ với lượng rượu nhỏ (1-2 lon bia hoặc 50ml rượu 35-40o và tập thể dục đều đặn mỗi ngày), rượu vang thì tốt hơn rượu trắng vì không qua chưng cất, giữ được nhiều chất tự nhiên trong hoa quả (vitamin, chất khoáng, acid hữu cơ...) và độ cồn không cao (10-14o). Tuy nhiên, với rượu trên 35o khi uống từ 60-150ml rượu/ngày, hậu quả không xác định. Uống trên 150ml/ngày rượu làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch vì làm tăng huyết áp, tăng tính đông máu, rối loạn nhịp tim, làm giảm tưới máu não. Đó là chưa tính đến những tác hại trên hệ thần kinh, dạ dày, gan, tụy... Khi đã uống rượu là rất khó kiềm chế bởi người ta có quá nhiều lý do để nâng cốc. Cũng vì thế, nhiều nhà y học không khuyến khích uống rượu

Tài liệu được xem nhiều: