Danh mục

Cơ sở khoa học trong nghiên cứu sử dụng địa y chỉ thị sinh học môi trường không khí ở một số tỉnh, thành phố miền Bắc Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 343.46 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Cơ sở khoa học trong nghiên cứu sử dụng địa y chỉ thị sinh học môi trường không khí ở một số tỉnh, thành phố miền Bắc Việt Nam" nghiên cứu về sử dụng địa y làm chỉ thị sinh học môi trường. Để thực hiện được điều này cần có cơ sở khoa học để nghiên cứu xác định các tiêu chí, dấu hiệu chỉ thị, xác định các loại sinh cảnh khảo sát, phương pháp khảo sát, thu mẫu,... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở khoa học trong nghiên cứu sử dụng địa y chỉ thị sinh học môi trường không khí ở một số tỉnh, thành phố miền Bắc Việt Nam CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐỊA Y CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ MIỀN BẮC VIỆT NAM Hoàng Ngọc Khắc, Bùi Thị Thư, Nguyễn Thị Hồng Hạnh Phạm Hồng Tính, Lê Đắc Trường Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Địa y là sinh vật cộng sinh giữa tảo và nấm, sống trên nhiều giá thể trên cạn như cây thângỗ, vách đất, đá, đất cứng,… Đặc điểm cấu tạo của địa y cho thấy sinh trưởng, phát triển củachúng phụ thuộc và chịu tác động của các yếu tố môi trường. Mức độ ảnh hưởng của các yếutố môi trường không khí thông qua mối quan hệ giữa đa dạng sinh học (thành phần loài, độche phủ, chỉ số đa dạng sinh học,...), mức độ tích lũy các chất ô nhiễm không khí trong địa y,đặc điểm hình thái của địa y với nồng độ các chất ô nhiễm không khí. Trên thế giới đã có nhiềunghiên cứu về địa y, từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt là việc sử dụngđịa y làm sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng không khí. Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu vềứng dụng của địa y. Từ khoá: Cơ sở khoa học; Địa y; Chỉ thị sinh học; Môi trường không khí; Bắc Việt Nam. AbstractScientific basis in research using lichens as bio-indicators of air quality in some provinces and cities of North Viet Nam Lichen is a symbiotic organism between algae and fungi, living on many terrestrial substratessuch as woody plants, walls, rocks, hard soil, etc. The structural characteristics of lichens showthat their growth and development depends on and is affected by environmental factors. Thedegree of influence of air environmental factors through the relationship between biodiversity(species composition, coverage, biodiversity index,etc.), the level of accumulation of air pollutantsin lichens, morphological characteristics of lichens with concentrations of air pollutants. In theworld, there are many studies on lichens, from basic research to applied research, especially theuse of lichens as an indicator organism to assess air quality. In Viet Nam, there are very few studieson the application of lichen. Keywords: Scientific basis; Lichens; Bio-indicators; Air quality; North Viet Nam. 1. Đặt vấn đề Không khí có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, là một yếu tố không thể thiếu đối vớisự sinh tồn và phát triển của mọi sinh vật trên Trái đất. Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trìnhcông nghiệp hóa - hiện đại hóa, trong những năm gần đây vấn đề ô nhiễm không khí ngày càngtrở nên gia tăng, đặc biệt ở những thành phố lớn. Ô nhiễm không khí và ảnh hưởng của nó đến sứckhỏe con người đã và đang ngày càng hiện hữu rõ nét. Các thành phố lớn và quanh các khu côngnghiệp chính là những tâm điểm của tình trạng này. Tại các thành phố lớn của Việt Nam, mật độ của các phương tiện giao thông cao, sinh hoạtcủa người dân cùng các hoạt động kinh tế đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí xungquanh và ảnh hưởng đến con người cũng như hệ sinh thái tự nhiên ở quy mô lớn và lâu dài. Để cógiải pháp phù hợp nhằm ứng phó và hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm không khí thì trước hết cầnđánh giá, dự báo được chất lượng môi trường không khí.320 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 Để quan trắc chất lượng môi trường không khí, có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau,như: Sử dụng các điểm quan trắc môi trường định kỳ, sử dụng các trạm quan trắc tự động với cácthiết bị hoạt động tự động liên tục theo thời gian, ngoài ra cũng có thể sử dụng các sinh vật làm chỉthị môi trường. Trong đó, việc sử dụng sinh vật làm chỉ thị môi trường không khí được xem là mộtphương pháp hiệu quả. Phương pháp này có các ưu điểm như dễ phân loại, dễ thu mẫu, tính thíchnghi cao, phân bố rộng,… ngoài ra còn tiết kiệm về kinh tế, dễ thực hiện hơn so với các phươngpháp khác. Trong số các nhóm sinh vật sống trên cạn, địa y là nhóm sinh vật cộng sinh giữa tảo và nấm(tổ chức cấu tạo chưa hoàn chỉnh) nên dễ bị tác động bởi các nhân tố môi trường không khí làm chochúng thay đổi về đặc điểm sinh lý, sinh hoá, hình thái địa y, đồng thời có thể làm thay đổi số lượng,mật độ và thành phần loài địa y. Do vậy, việc nghiên cứu sử dụng địa y làm chỉ thị sinh học môitrường là cần thiết. Để thực hiện được điều này cần có cơ sở khoa học để nghiên cứu xác định cáctiêu chí, dấu hiệu chỉ thị, xác định các loại sinh cảnh khảo sát, phương pháp khảo sát, thu mẫu,… 2. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện dựa trên tiếp cận sinh học - sinh thái học: Tiến hành thu thập tài liệu,phân tích đặc điểm cấu tạo, sinh trưởng phát triển địa y, đặc điểm mối quan hệ giữa sinh vật vớimôi trường, tác động của cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: