Thông tin tài liệu:
Chăn nuôi trâu bò ở nước ta mang tính kiêm dụng theo hướng khai thác sức kéo - phân bón thịt. Thời gian gần đây, chăn nuôi trâu bò đang chuyển sang kiêm dụng thịt – phân bón – sức kéo và dần hình thành hướng chăn nuôi chuyên thịt (chủ yếu trên bò). Nhìn chung, do chăn nuôi vẫn mang tính tận dụng là chính nên năng suất chăn nuôi còn thấp và chất lượng thịt không cao. Thịt trâu bò là loại “thịt đỏ”, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Nhu cầu tiêu thụ loại thịt này ngày càng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở kinh tế - kỹ thuật để nâng cao năng suất và giá trị chăn nuôi trâu bòCơ sở kinh tế - kỹ thuật để nâng cao năng suất và giá trị chăn nuôi trâu bò Chăn nuôi trâu bò ở nước ta mang tính kiêm dụng theo hướng khai thác sức kéo - phân bón - thịt. Thời gian gần đây, chăn nuôi trâu bò đang chuyển sang kiêm dụng thịt – phân bón – sức kéo và dần hình thành hướng chăn nuôi chuyên thịt (chủ yếu trên bò).Nhìn chung, do chăn nuôi vẫn mang tính tận dụng là chính nên năngsuất chăn nuôi còn thấp và chất lượng thịt không cao.Thịt trâu bò là loại “thịt đỏ”, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Nhu cầu tiêu thụloại thịt này ngày càng tăng nhưng hiện nay lượng thịt trâu bò sản xuấtra mới chỉ chiếm khoảng 7,5% trong cơ cấu các loại thịt gia súc, gia cầmcung cấp cho thị trường.Để nâng cao năng suất và giá trị chăn nuôi trâu bò, cần áp dụng đồng bộnhiều giải pháp từ các giải pháp kỹ thuật (về giống, cải thiện chế độchăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y - phòng trừ dịch bệnh …) đến cácgiải pháp về cơ chế chính sách, về thị trường.Trong chăn nuôi trâu bò có hai giải pháp kỹ thuật, đó là cải tạo đàn bòVàng Việt Nam và vỗ béo trâu bò trước khi giết thịt. Hai công nghệ nàyđang được áp dụng trong sản xuất thông qua các chương trình, dự ánkhuyến nông triển khai từ nhiều năm nay và đã được chứng minh cóhiệu quả kinh tế rất rõ rệt. Chúng tôi trình bày dưới đây cách tính toánlàm cơ sở kinh tế - kỹ thuật cho việc mở rộng quy mô áp dụng hai côngnghệ này để nâng cao năng suất và giá trị sản xuất của ngành chăn nuôitrâu bò1. Cải tạo đàn bò Vàng Việt NamBò Vàng Việt Nam (còn gọi là bò cóc, bò địa phương) có nhiều đặc tínhquý như nhanh nhẹn, thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, chịuđược kham khổ. Nhược điểm lớn nhất của bò Vàng Việt Nam là tầm vócnhỏ bé, khối lượng thấp (khối lượng bình quân toàn đàn 160-200 kg),sản lượng sữa và thịt đều rất thấp. Từ gần 20 năm nay chúng ta đã triểnkhai chương trình cải tạo đàn bò Vàng, làm tăng tỷ lệ bò lai bình quân1%/năm. Hiện tỷ lệ đàn bò lai chiếm khoảng 35% tổng đàn và mục tiêuđến 2015 đạt 40%. Chúng ta càng tăng tỷ lệ đàn bò lai thì năng suất chănnuôi và giá trị sản xuất của chăn nuôi bò thịt càng cao.Ví dụ, nếu chúng ta đạt được mục tiêu đàn bò lai chiếm 40% (tăng 5%so với hiện nay) chúng ta sẽ có thêm: 5,7 triệu bò x 5% = 285.000 bê laiZebu được sinh ra. Tỷ lệ nuôi sống số bê này đến 12 tháng tuổi là 80%,tức là còn 228.000 con. Nuôi đến giai đoạn giết thịt mỗi con bò này cókhối lượng cao hơn bò Vàng Việt Nam trung bình 60 kg. Như vậy, sảnlượng thịt bò hơi tăng thêm là: 228.000 con x 60 kg = 13.680 tấn và giátrị tính bằng tiền tăng thêm là: 13.680 tấn x 50.000 đồng/kg = 684 tỷđồng. Còn nếu chúng ta đạt được tỷ lệ bò lai 45% (tăng 10% so với hiệnnay) chúng ta sẽ có thêm 570.000 bê lai được sinh ra, có 456.000 conđược nuôi sống đến 12 tháng tuổi và chúng ta sản xuất thêm 27.360 tấnthịt bò hơi, tương đương với 1.368 tỷ đồng.Ngoài ý nghĩa làm tăng năng suất và giá trị chăn nuôi như tính toán, đànbò lai Zebu còn phục vụ như một đàn bò nền để lai với các giống bòchuyên thịt ôn đới, tạo ra hệ thống sản xuất bò thịt năng suất, chất lượngcao.2. Vỗ béo trâu, bò trước khi giết thịtHiện nay, chăn nuôi trâu bò chủ yếu theo phương thức quảng canh, tậndụng và ít đầu tư. Trâu bò giết thịt chủ yếu thuộc diện loại thải. Chúng tacũng chưa có thói quen vỗ béo trâu, bò trước khi giết thịt nên năng suấtvà chất lượng thịt không cao, giá trị chăn nuôi thấp.Công nghệ vỗ béo trâu bò rất đơn giản, có thể áp dụng cho trâu bò loạithải (trâu bò già, hết khả năng cày kéo, sinh sản; bò cái hết khả năng vắtsữa) và cả trâu bò non hết giai đoạn nuôi lớn. Việc vỗ béo chẳng nhữnglàm tăng khối lượng cơ thể trâu bò (có thể đạt tăng trọng bình quân700g/ngày) mà còn tạo ra sản phẩm thịt ngon hơn, chất lượng hơn. Bêncạnh đó, hiệu quả chăn nuôi và giá trị sản xuất chăn nuôi trâu bò tănglên rõ rệt.Theo khảo sát, hiện nay, mỗi năm nước ta giết thịt khoảng 200.000-220.000 con trâu, với tổng khối lượng hơi khoảng 57.000 – 60.000 tấnvà 580.000 - 600.000 con bò, với tổng khối lượng hơi khoảng 120.000 –125.000 tấn. Nếu được vỗ béo mỗi con sẽ tăng khối lượng thêm khoảng15 kg/tháng. Thời gian vỗ béo có thể là 2 – 3 tháng, lượng thịt hơi và giátrị chăn nuôi sẽ thu được như sau:+ Vỗ béo 02 tháng: 800.000 trâu bò x 15 kg/con/tháng x 2 tháng =24.000 tấn. Với giá bán 50.000 đồng/kg chúng ta sẽ có thêm khoản tiềnlà 1.200 tỷ đồng+ Vỗ béo 03 tháng: 800.000 trâu bò x 15 kg/con/tháng x 3 tháng =36.000. Chúng ta sẽ có thêm khoản tiền là 1.800 tỷ đồng ...